Hồi mới sang Việt Nam, ông cũng hay cho cầu thủ chơi bóng ném. Lý do chiến lược gia người Hàn Quốc đưa ra thật đơn giản: Giúp cầu thủ làm quen vị trí, đội hình và có tính kết nối cao.
    |
 |
Chơi bóng ném giúp các cầu thủ Việt Nam cải thiện được nhiều kỹ năng. |
Quan trọng không kém, việc chơi bóng ném còn giúp cầu thủ hoàn thiện khả năng phối hợp nhóm và chạy chỗ.
Có lần ông Park bảo làm sao tôi dạy cầu thủ thay đổi nhanh chóng chỉ sau vài buổi tập được; cũng như tôi không bao giờ hô hào cầu thủ vào trận kiểu như cứ yên tâm đá cho máu lửa vào, kiểu gì chúng ta cũng thắng.
Chiến thắng đâu tự nhiên mà có. Nó là tổng hòa của nhiều yếu tố, bắt đầu là sự khổ luyện của cầu thủ. Hồi đầu, nhiều cầu thủ lên tuyển và lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) ngạc nhiên vì thầy Park rất hay cho học trò tập bóng ném. Đây là bóng đá cơ mà, đâu phải trò chơi bằng tay, nhưng thầy Park cười ý nhị bảo: “Tôi đang dạy họ chơi bóng bằng đầu đó”.
Sau này, Quang Hải, Công Phượng, Tuấn Anh… đều thừa nhận cách luyện tập bằng bóng ném giúp các đội tuyển Việt Nam học được cách di chuyển không bóng tuyệt vời. Đặc biệt, khả năng chạy chỗ của các cầu thủ Việt Nam được cải thiện một cách đáng kinh ngạc. Xem Việt Nam đá vòng loại World Cup, thấy khả năng di chuyển không bóng, chạy chỗ của Tuấn Anh, Văn Hậu, Quang Hải ăn ý vô cùng. Nếu không phải khổ luyện thì đâu có chuyện đoàn quân áo đỏ sao vàng thi đấu ăn ý, các tuyến phối hợp nhịp nhàng đến vậy.
Ngày trước, khi thầy Park cho quân luyện bóng ném, nhiều thành viên trên sân tập không dám cười. Còn bây giờ, được chơi bóng ném trên sân tập, anh nào anh nấy đều vui.
Bài và ảnh: HẢI ĐĂNG