leftcenterrightdel
Bức tranh từ lăng mộ Nakht mô tả quý bà trong một bữa tiệc. Ảnh: Getty Images

Có rất nhiều câu chuyện huyền bí về người Ai Cập cổ đại, nhữngbí quyết làm đẹp của họ đã được biết đến từ lâu. Những thập niên đầu tiên của đế chế Ai Cập, nam giới và nữ giới ở mọi tầng lớp trong xã hội Ai Cập đã tự do sử dụng chì kẻ mắt, phấn mắt, son môi và má hồng.

Sức hút của nền văn minh Ai Cập được biết đến với hai vị nữ hoàng nổi tiếng nhất: Cleopatra và Nefertiti. Vào năm 1963, Elizabeth Taylor đã định nghĩa về hình ảnh sang trọng của người Ai Cập khi bà phác thảo chân dung của Cleopatra trong thiên sử thi cùng tên. Năm 2017, Rihanna (chuyên gia trang điểm nổi tiếng) đưa chân dung của vị nữ hoàng còn lại lên trang bìa Tạp chí Vogue phiên bản Ai Cập. Đây là cách bà bày tỏ lòng tôn kính đối với nữ hoàng Nefertiti. Cả hai biểu tượng sắc đẹp đều dùng phấn mắt màu xanh da trời đậm và kẻ mắt màu đen đậm.

leftcenterrightdel
Đĩa để mỹ phẩm hình con vịt bị trói, vào khoảng năm 1353-1327 trước Công nguyên.              

Tuy nhiên, người Ai Cập cổ không chỉ trang điểm để làm nổi bật ngoại hình. Đối với họ, mỹ phẩm còn có những công dụng thực tế, những chức năng theo nghi lễ và có ý nghĩa tượng trưng. Hằng ngày, họ quan tâm tới sắc đẹp một cách nghiêm túc. Thuật ngữ tượng trưng dùng cho chuyên gia trang điểm xuất phát từ một từ “sesh”, được dịch là “viết” hoặc “khắc”, có nghĩa là cần rất nhiều kỹ năng để có thể sử dụng “kohl” (son môi).

Những kỹ năng trang điểm nguyên sơ nhất bắt nguồn từ những quý bà Ai Cập giàu có. Những phụ nữ giàu có sống trong thời Trung Cổ (khoảng năm 2030-1650 trước Công nguyên) vốn rất được nuông chiều. Trước khi trang điểm, việc đầu tiên một quý bà làm là chăm sóc da. Cụ thể, họ tẩy da chết bằng muối từ biển Chết hoặc đắm mình trong một bồn tắm bằng sữa, mặt nạ bằng sữa và mật ong vốn rất phổ biến. Sau đó, họ dùng những viên khử mùi cho vùng da dưới cánh tay và sử dụng dầu chiết xuất từ hoa hoặc một số thứ khác để làm mềm da. Người Ai Cập cổ còn sáng chế ra một phương pháp tẩy lông tự nhiên bằng “Sugaring” - hỗn hợp mật ong và đường, như ngày nay mọi người thường gọi - đã được nhiều công ty về lĩnh vực sắc đẹp ưa chuộng vì đây là phương pháp ít đau hơn phương pháp tẩy lông dùng nhiệt độ cao.

leftcenterrightdel
Lược khắc hình động vật, khoảng năm 3900-3500 trước Công nguyên. 

Người hầu mang vào cho các quý bà nhiều nguyên liệu, dụng cụ chế mỹ phẩm và trang điểm. Các lọ, dụng cụ để các đồ trang điểm, mỡ động vật, nước hoa và dầu vẽ mắt được làm thủ công từ các chất liệu đắt đỏ như kính, vàng hoặc đá quý, mang tính nghệ thuật cao. Các dụng cụ được dùng để nghiền những nguyên liệu cho son môi và phấn mắt được vẽ, chạm khắc giống hình động vật, các vị thần hoặc là những phụ nữ trẻ. Những dụng cụ đó biểu tượng cho sự hồi sinh, việc nghiền màu trên một bảng màu có lẽ giúp người trang điểm có được những khả năng đặc biệt bằng cách vượt qua sức mạnh của tạo hóa. Những người thuộc tầng lớp thấp hơn thì sử dụng những công cụ khiêm nhường hơn khi trang điểm.

Tiếp theo, người hầu sẽ kẻ mắt bằng cách trộn bột khoáng chất Malachit với chất béo động vật hoặc dầu thực vật. Trong khi các quý bà ngồi ở bàn trang điểm, trước chiếc “gương” làm bằng đồng được đánh bóng, người hầu sẽ sử dụng một chiếc chổi dài bằng ngà, chiếc que này có thể được khắc hình ảnh của vị thần Hathor, để quét qua bảng màu xanh. Cũng giống những gì phụ nữ ngày nay thường làm, mắt được kẻ với một đường màu đen đậm xung quanh viền mắt.

Phần trang điểm này ngoài việc làm đẹp còn có những mục đích thực tế khác. Chì kẻ mắt được cả nam và nữ sử dụng, ở mọi tầng lớp, nhằm bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt của vùng sa mạc. Trong tiếng Ai Cập, từ dùng để gọi bảng màu trang điểm xuất phát từ một từ có nghĩa “bảo vệ”, với ý nghĩa là khả năng chống lại ánh nắng mặt trời khắc nghiệt hay còn gọi là “ánh mắt tử thần”. Ngoài ra, chất khoáng cơ bản và thành phần độc hại có trong mỹ phẩm dành cho mắt có những tính chất kháng khuẩn khi nó được kết hợp với độ ẩm của mắt.

Bước cuối cùng trong việc trang điểm của một quý bà chắc chắn là son môi màu đỏ - màu son kinh điển của các tín đồ trang điểm thậm chí cho đến ngày nay. Để có được loại son này, đất son sẽ được pha trộn với mỡ động vật hoặc dầu thực vật. Nhưng Cleopatra thì lại được cho là đã ép bọ cánh cứng (hoặc gián) để có được màu son môi hoàn hảo của bà. Những cách pha chế độc hại đó, thường là hỗn hợp của những thuốc nhuộm chiết xuất từ iot, brom, manit, có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí dẫn tới cái chết.

leftcenterrightdel
Muỗng dùng để lấy mỹ phẩm có hình dáng người phụ nữ đang bơi. Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, Mỹ

Khi một người qua đời, ngoại hình cũng rất quan trọng đối với người Ai Cập. Những khu mộ được khai quật từ thời tiền sử, từ những thời kỳ trước khi có triều đại vua đã cho thấy, khi chết, người Ai Cập thường để những đồ dùng hàng ngày như lược, thuốc mỡ thơm, trang sức và mỹ phẩm vào trong mộ của người chết, cho dù người đó là đàn ông, phụ nữ hay trẻ em (rất nhiều mộ đã tìm thấy vẫn còn đồ trang điểm trong đó).

Chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra hình dáng người Ai Cập với vẻ đẹp tuyệt vời của họ bởi cách trang điểm cho xác chết và những mặt nạ chết. Thay vì miêu tả những đặc điểm thực của xác ướp, những mặt nạ (cartonnage) bọc ngoài xác ướp và quan tài bằng gỗ khắc họa những hình ảnh của giới trẻ Ai Cập cổ, với làn da mịn màng và đôi mắt được kẻ rất cầu kỳ. Cartonnage là vật liệu được dùng để tạo mặt nạ trước khi mai táng của người Ai Cập từ thời Trung cổ trở đi. Nó được làm bằng lớp vải hoặc giấy cói phủ bằng thạch cao.

Thực ra, việc ướp xác tuân theo nhiều nghi thức tự chăm sóc mà người Ai Cập thường thực hiện khi còn sống. Những chất làm mềm da thường có tầm quan trọng khi chúng được sử dụng để thoa lên cơ thể, thậm chí mỹ phẩm cũng đôi khi được sử dụng.

Gu thẩm mỹ đặc biệt của người Ai Cập, từ kiến trúc tới nghệ thuật, trang điểm đã có được sự sáng tạo hiện đại vì tính thanh lịch, tính độc đáo và phong cách của họ. Sự ảnh hưởng của những triều vua cổ đại đến chuẩn mực cái đẹp của chúng ta ngày nay thường trực tiếp hơn thông qua những sáng tạo mới, mặc dù ngày nay chúng ta vẫn dùng chì kẻ mắt và son môi.

PHƯỢNG NGUYỄN (tổng hợp)