Cũng là lạ mà quen khi chỉ thị của Thủ tướng về việc cấm chặt phá, buôn bán đào rừng vừa ban hành thì cán bộ các cấp ở các địa phương vùng đào Tây Bắc đã lập tức vào cuộc tìm nhiều biện pháp thực hiện nghiêm, trong đó có phương án dán nhãn cho đào trồng. Biện pháp này hứa hẹn sẽ góp phần chủ động vừa lo cho quyền lợi của người trồng đào, vừa thuận lợi cho việc kiểm soát, ngăn chặn việc cắt chặt, bảo vệ đào rừng. Thêm một câu chuyện đẩy lùi hiện tượng “trên nóng dưới lạnh” là đây.

leftcenterrightdel
 Thủ tướng ra chỉ thị nghiêm cấm việc hặt phá, buôn bán đào rừng (Ảnh: Vnexpress)

Là lạ mà quen quanh chuyện cây đào bởi từ lâu người dân vùng cao đã thuần dưỡng đào rừng thành đào nhà cho hoa và quả nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Gần đây bà con miền xuôi, miền núi còn biết cách chăm bón để cho đào ra hoa sớm hoặc muộn bất kể thời tiết nóng lạnh. Trồng “đào rừng” đã là một kế sinh nhai thu lợi đáng kể đối với nhiều bản làng, hộ gia đình. Đào rừng trồng đã hợp cùng với nhiều loại cây trái, như: Cam, bưởi, nhãn, vải, dứa, mận... và các loại rau xanh biến các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc thành những vùng nông sản hàng hóa phong phú hàng đầu đất nước. Đấy là chưa kể sự phát triển rừng trồng các loại cây thuốc quý và chăn nuôi bò sữa, gia súc, gia cầm trên các vùng cao miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Thế mạnh kinh tế nông nghiệp tiềm năng vùng đồng bào dân tộc miền núi được Đảng, Nhà nước cùng các nhà khoa học xác định đã được hiện thực hóa và làm thay đổi cuộc sống nhiều địa phương vùng cao...

Phía trước, hướng theo tầm nhìn của Đại hội Đảng lần thứ XIII là rất nhiều mục tiêu phải phấn đấu. Thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ đào rừng là cách thiết thực không chỉ bảo vệ môi trường, cảnh quan mà còn là hướng đi mới thúc đẩy kinh tế vùng cao, miền núi phát triển.

Hoa đào nở sớm, xuân sớm đã bừng lên trên núi đồi sông suối vùng cao.

NGUYỄN MẠNH