Bác cũng luôn gương mẫu trồng và chăm sóc cây.
Những cây đa tự tay Bác trồng ở công viên Thống Nhất; ở xã Đông Hội (Đông Anh); ở xã Vật Lại (Ba Vì), đến nay đã cường tráng trong hình hài một cổ thụ. Từ đó, Tết trồng cây trở thành mỹ tục của đất nước mỗi độ xuân về.
Hiện nay, thế giới đang phát triển mạnh theo hướng “kiến trúc xanh”, “xanh hóa” nhà ở, cơ quan, đô thị... với tiêu chí nhiều cây, sử dụng tối đa vật liệu tự nhiên, ít gây ô nhiễm... Điều đó càng cho thấy tầm nhìn của Bác đi trước thời đại.
![left](/image/images/left.png) ![center](/image/images/center.png) ![right](/image/images/right.png) ![del](/images/red-error_16px.gif) |
![](https://file3.qdnd.vn/data/images/14/2025/02/07/upload_2319/a386275258pm.jpg?dpi=150&quality=100&w=870) |
Trên đường tuần tra biên giới. Ảnh: MINH PHƯƠNG |
Không chỉ trực tiếp trồng cây, Bác luôn tỉ mỉ, sâu sát với việc trồng cây của các cơ quan, đơn vị.
Ngày 21-10-1964, đến thăm Trường Sư phạm Hà Nội, nói với thầy trò nhà trường về trồng cây, Bác yêu cầu phải có kế hoạch và “trồng cây nào thì phải chăm bón cho tốt cây đó. Như thế, hơn là tham trồng nhiều mà kết quả ít”. Lời của Bác như nói cả với hôm nay.
Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, nhiều địa phương đã tổ chức Tết trồng cây trang trọng, thiết thực, mang tính lan tỏa cao. Tuy nhiên, cá biệt đâu đó vài nơi vẫn còn tình trạng phát động phong trào mới chỉ dừng ở khẩu hiệu, hình thức, chưa thực sự hiệu quả.
Nghĩ đến và thực hiện Tết trồng cây, mỗi chúng ta lại nhớ những vần thơ như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Và hôm nay, khắc ghi lời Bác, Tết trồng cây đang góp phần nhân lên mùa xuân trong kỷ nguyên đất nước vươn mình để mỗi dải đất quê hương luôn ngập tràn sắc xuân hy vọng, niềm tin tất thắng!
NGUYỄN THANH TÚ