Cách tư duy của chị Điệp hiện nay được nhiều gia đình áp dụng với con em mình. Điều đó phù hợp với mục tiêu của giáo dục phổ thông nhằm phát triển con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vậy mà, cách đây chưa lâu, một số trường đại học đào tạo chuyên ngành xã hội nhân văn lại có đề xuất bỏ xét tuyển khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Điều đó đồng nghĩa với hệ lụy vì thi cử nên học sinh phổ thông sẽ không mặn mà với các môn này. Không ít người cho rằng, tư duy đó như "ném đá" vào văn hóa truyền thống và lịch sử dân tộc.
    |
 |
Ảnh minh họa: thanhnien.vn |
Xã hội càng hiện đại, các ngành nghề đều đòi hỏi người lao động cần có tư duy toàn diện trên cơ sở khoa học liên ngành để giải quyết các vấn đề. Mà trong đó, nền tảng văn hóa, xã hội là vô cùng cần thiết.
Bởi vậy, cần có một tư duy, quan điểm mới trong đào tạo, thi cử, đánh giá và xét tuyển. Phải chú trọng đào tạo liên môn, gồm cả Toán học, Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ... chứ đừng tham Toán, bỏ Văn. Đó mới là cơ sở tạo nền tảng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đủ phẩm chất, năng lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới!
ĐÔNG A