"Thư gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ” ngày 25-5-1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Nhiệm vụ của văn hóa chẳng những để cổ động tinh thần và lực lượng kháng chiến kiến quốc của quốc dân, mà cũng phải nêu rõ những thành tích kháng chiến kiến quốc vĩ đại của ta cho thế giới. Các nhà văn hóa ta phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ, mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế”.

“Thư gửi Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai” ngày 15-7-1948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Chính là những đảng cách mạng lại càng trọng trí thức: Vì muốn phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo, muốn phát triển sức khỏe của nhân dân thì phải cần thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ phải cần các kỹ sư, v.v.. Tóm lại cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức. Nhưng trọng trí thức như thế nào? Không phải tất cả đều là trọng. Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân... Vì sao Đảng và Chính phủ ta lại trọng trí thức? Vì Đảng và Chính phủ muốn xây dựng nước dân chủ nhân dân, như phát triển văn hóa, giữ gìn sức khỏe cho nhân dân, xây dựng kỹ nghệ”. “Do vậy Đảng và Chính phủ rất chú ý đến việc giúp đỡ anh em trí thức cũ tiến bộ, cải tạo tư tưởng, đồng thời đào tạo ra trí thức mới từ lớp công nhân, nông dân ra. Trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi”.

leftcenterrightdel
Tranh cổ động của MẠNH TIẾN

Bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi khai mạc Lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, dân, chính ở cơ quan Trung ương, ngày 6-2-1953

“Từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta được giải phóng, thì những người văn nghệ cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển tài năng của mình, góp phần vào công cuộc kháng chiến và xây dựng Tổ quốc… Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay, mà còn để giáo dục con cháu ta đời sau... Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích”.

“Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III”, ngày 1-12-1962 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Việc dùng nhân tài, ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe. Miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, không là Việt gian, thân Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc là có thể dùng được. Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy”.

“Thiếu óc tổ chức-một khuyết điểm lớn trong các ủy ban nhân dân”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 58, ngày 4-10-1945

“Để làm trọn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hòa mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp; phải hết lòng giúp đỡ thanh niên, làm cho văn nghệ nước nhà ngày càng thêm trẻ thêm xuân”.

“Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III”, ngày 1-12-1962 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội, nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài... Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam sẽ là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời một nhà báo nước ngoài, ngày 22-6-1947

“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh