PIK tiến hành "kiểm tra sức khỏe" hành tinh lần đầu tiên nhận thấy, quá trình axit hóa ngày càng tăng của các đại dương trên Trái đất là vì lượng khí thải carbon dioxide (CO) ngày càng tăng do đốt nhiên liệu hóa thạch như dầu, than và khí đốt, sau đó các đại dương hấp thụ. Khi lượng khí thải CO tăng lên, lượng CO hòa tan nhiều hơn trong nước biển khiến đại dương có tính axit hơn.   

leftcenterrightdel

Quá trình axit hóa ngày càng tăng của các đại dương trên Trái đất. Ảnh: Unsplash 

Nước có tính axit gây hại cho san hô, động vật có vỏ và thực vật phù du vốn là nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật biển, từ đó làm gián đoạn nguồn cung thực phẩm cho hàng tỷ người, đồng thời hạn chế khả năng của đại dương trong việc hấp thụ nhiều CO hơn nữa, làm cản trở các nỗ lực hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu.

PIK đặt ra 9 ranh giới đối với hành tinh để cảnh báo con người không nên đẩy các hệ thống tự nhiên của Trái đất vượt quá điểm không thể quay đầu, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc và không thể đảo ngược đối với hàng tỷ người cùng nhiều thế hệ tương lai. Cả 9 ranh giới nói trên đều có mối liên hệ với nhau nên việc vi phạm một giới hạn quan trọng trong đó có thể làm mất ổn định toàn bộ hệ thống sự sống của Trái đất.

Trong đó, ngưỡng thứ 9 liên quan đến mật độ các hạt nhỏ trong khí quyển có thể gây các bệnh về tim và phổi đang gần đến giới hạn nguy hiểm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết rủi ro này đang có dấu hiệu giảm nhẹ nhờ các nỗ lực của một số quốc gia trong việc cải thiện chất lượng không khí như cấm các loại ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel gây ô nhiễm nhất. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, nồng độ các hạt bụi mịn vẫn có thể tăng vọt ở các quốc gia đang công nghiệp hóa nhanh chóng.

HẢI DƯƠNG