Trong đó, sao khổng lồ là những ngôi sao đang hấp hối, phình to lên và rực sáng lần cuối cùng trước khi chết. Còn sao lùn trắng chính là thây ma sau cái chết đó. Một vật thể nhỏ gọn là những gì còn lại của ngôi sao bị co cụm lại, mang năng lượng cao.
Ngôi sao khổng lồ đỏ già cỗi là loại sao biến quang, lớn hơn mặt trời 400 lần, liên tục thay đổi nhiệt độ và độ sáng với hệ số tới 750 lần trong chu kỳ 290 ngày. Ở giai đoạn đỉnh cao, ngôi sao này có thể sáng gấp 5.000 lần mặt trời.
|
|
Khoảnh khắc núi lửa sao R Aquarii bùng nổ. Ảnh: NASA/ESA
|
Khi sao lùn trắng di chuyển gần nhất với sao khổng lồ đỏ trong chu kỳ quỹ đạo 44 năm, nó sẽ hút khí hydro theo lực hấp dẫn. Vật liệu này tích tụ trên bề mặt của sao lùn cho đến khi nó trải qua phản ứng tổng hợp hạt nhân tự phát, khiến bề mặt đó phát nổ như một quả bom hydro khổng lồ. Sau khi bùng nổ, chu trình tiếp nhiên liệu lại bắt đầu.
Vụ nổ này đẩy ra các sợi giống như mạch nước phun bắn ra từ lõi, tạo thành các vòng lặp và vệt kỳ lạ khi plasma xuất hiện dưới dạng các luồng. Trong hình ảnh được NASA công bố, vật thể trông như một siêu núi lửa giữa trời đang phun trào và lóe sáng dữ dội.
Plasma bị xoắn lại bởi lực của vụ nổ, được dẫn lên trên và ra ngoài bởi các từ trường mạnh. Dòng chảy ra dường như uốn cong trở lại chính nó thành một mô hình xoắn ốc. Dòng plasma này bắn vào không gian với tốc độ hơn 1 triệu dặm/giờ-đủ nhanh để di chuyển từ trái đất đến mặt trăng trong 15 phút. Các sợi này phát sáng trong ánh sáng khả kiến được cung cấp năng lượng bởi bức xạ phồng rộp từ bộ đôi sao.
NASA gọi quy mô của sự kiện này là "phi thường". Vật liệu bị bắn phá vào không gian có thể được tìm thấy cách xa ít nhất 400 tỷ ki-lô-mét từ các ngôi sao, hoặc gấp 24 lần đường kính hệ mặt trời của chúng ta.
TUYẾT NHUNG