leftcenterrightdel
Một tu viện nương mình vào vách núi trên đường tới Kailash

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, núi Kailash cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng hơn 1.000km về hướng Tây, được thế giới mệnh danh là “vũ trụ tâm linh”; còn kinh tạng Phật giáo gọi là núi Tu Di. Đây cũng là nơi duy nhất Đức Phật Thích Ca và 500 vị A la hán đã đặt chân đến. Kailash được bao quanh bởi 4 quả núi của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ Tát Quan Âm. Kailash là ngọn núi linh thiêng, huyền bí, tuyết phủ quanh năm.

Từ Lhasa (thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc), chúng tôi lên ô tô đi về hướng Tây. Theo lịch trình, chúng tôi vượt qua chặng đường khoảng 1.000km, qua các thành phố và thị trấn của Tây Tạng như: Shigatse (độ cao hơn 3.800m), Sakya (độ cao hơn 4.200m), Saga (độ cao hơn 4.400m), Darchen (độ cao 4.675m). Ai đó trong đoàn nhận xét: Có lẽ không ở đâu trời xanh bằng trời Tây Tạng, không ở đâu mây trắng bằng mây Tây Tạng.

leftcenterrightdel
Thiền ở Kailash

Thời tiết vô cùng thuận lợi khi chúng tôi đặt những bước chân đầu tiên tiến vào mặt bắc Kailash. Độ cao lúc khởi hành từ trại đi là khoảng 4.900m. Khó khăn của chặng này là không có đường đi, mọi người phải vượt đèo, đá, tuyết, băng… theo sự chỉ dẫn của những người dân bản địa. Nếu sức khỏe ổn định và không sốc độ cao, bạn có thể chạm tay vào được chân núi Kailash ở độ cao 5.460m trong khoảng 3 giờ đồng hồ đi bộ.

Tiến sâu vào mặt bắc Kailash, thời tiết thay đổi từng phút. Không còn những khoảng trời xanh nữa, mây mù kéo đến phủ trắng trên đỉnh Kailash. Gió mạnh hơn và tuyết rơi mau. Cả đoàn hò nhau “cố lên” mà ai nấy đều lo phổi bị đông cứng lại.

Giấc mơ chạm mặt Kailash cuối cùng cũng đã thành sự thật. Ngồi thiền ở Kailash, mỗi người trong đoàn tự có cảm nhận của riêng mình. Riêng tôi, cảm thấy tĩnh tâm vô tận.

Bài và ảnh: TUYẾT HẠNH