Riêng trong lĩnh vực văn học, nhiều cuộc hội thảo của các chuyên gia vẫn đang tranh luận về nội hàm, giá trị của khái niệm “văn học thị trường”. Còn nhiều ý kiến phân biệt “văn học thị trường” với “văn học đích thực”, nhiều tác phẩm văn học bán chạy bị quy vào “văn học thị trường” với hàm nghĩa thiếu tích cực.
Trong tác phẩm Lý thuyết giá trị thặng dư, Các Mác nêu luận điểm: “Một nhà văn là một công nhân không phải ở cái phạm vi anh ta sản xuất ra các tư tưởng, mà ở phạm vi anh ta làm giàu cho các nhà xuất bản, ở phạm vi anh ta đang làm việc để kiếm một đồng lương”.
Các Mác không hề có ý định hạ thấp khi khẳng định “một nhà văn là một công nhân”. Trái lại, khẳng định của ông có nghĩa là nhà văn đích thực phải sống được bằng sản phẩm của mình, như người công nhân sống bằng đồng lương. Ở ta, hiện có bao nhiêu nhà văn có thể sống bằng nghề văn?
Dân trí nước ta ngày càng cao, bạn đọc ngày càng tinh, nhà văn đích thực phải là người có tác phẩm bán được, rồi mới tính đến những giá trị thượng tầng cao quý khác. Nhà văn phải phấn đấu thành “công nhân” theo nghĩa ấy!
NGUYỄN HỒNG