Con người mới, cảm xúc mới

Có lần đến Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh), tôi vô tình bắt gặp hình ảnh rất đẹp: Dưới bóng cây nhãn, một học viên Trường Sĩ quan Chính trị đang cẩn thận cắt tóc, cạo râu cho bác thương binh. Cạnh đó, vài bác thương binh ngồi trên xe lăn vừa chăm chú xem, vừa trò chuyện vui vẻ. Dịp ấy, học viên Trường Sĩ quan Chính trị đang tham gia công tác dân vận-hè tình nguyện với nhiều hoạt động tại huyện Thuận Thành. Cắt tóc, cạo râu-hành động tuy giản dị nhưng thật gần gũi, thiết thực!

leftcenterrightdel
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đoàn công tác Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thắp hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng. Ảnh: Văn Chiển 

Với học viên, sinh viên, tri ân, thể hiện sự quý trọng các bác thương binh, bệnh binh (TBBB) đâu cần điều gì to lớn. Nhỏ thôi mà ý nghĩa, tình cảm đong đầy sẽ có giá trị biết bao. Tôi được biết nhiều năm nay, tháng tri ân "Hiếu nghĩa bác ái" đã trở thành hoạt động thường niên ý nghĩa của sinh viên Trường Đại học Y khoa Vinh (Nghệ An) ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An. Những sinh viên y khoa với mong muốn có thể hiểu hơn về sự hy sinh của thế hệ cha anh và góp phần xoa dịu đi nỗi đau chiến tranh đã để lại cho mỗi con người, thể hiện lòng biết ơn bằng rất nhiều hoạt động thiết thực như: Vệ sinh khu vực phòng ở, trò chuyện giao lưu, sửa chữa đồ điện, xe lăn, nấu ăn cho các TBBB. Các bác sĩ tương lai còn thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho các bác; những bạn khéo tay giúp các bác cắt tóc; rồi tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho những thương binh nặng...

Những hình ảnh, việc làm thật đẹp ấy minh chứng cho đức tính tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” luôn sẵn có trong mỗi người dân Việt và được bồi đắp qua bao thế hệ, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc, biết bao xương máu của các thế hệ người Việt Nam đã đổ xuống để giành lại độc lập, thống nhất đất nước. Thời gian sẽ dần lùi xa nhưng dù ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào, thế hệ sau sẽ mãi không quên công lao to lớn của những người đã hy sinh cho Tổ quốc.

Trong một chuyến công tác tới nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để tìm hiểu, viết bài về những Bà mẹ VNAH cách đây nhiều năm, bao lần tôi lặng người xúc động khi được nghe, được cảm nhận sâu sắc sự mất mát của biết bao bà mẹ Việt Nam, của những người chồng, người con... đã quên mình hy sinh cho Tổ quốc. Chuyến đi thực tế còn mang lại cho tôi nhiều cảm xúc khi được chứng kiến thế hệ hôm nay chưa khi nào thôi biết ơn, tri ân sự hy sinh cao cả ấy. Người chủ quán ăn ở Hải Lăng (Quảng Trị), khi biết chúng tôi đi viết bài về Bà mẹ VNAH Trần Thị Mít đã nhiệt tình kể chuyện, vui vẻ dùng xe ô tô của mình chở những vị khách lạ đến thẳng nhà mẹ... Vào thời điểm chúng tôi đến xã Điện Thắng Nam (Điện Bàn, Quảng Nam), nơi đây có gần 450 liệt sĩ, 150 TBBB, hơn 500 gia đình có công và có 86 Bà mẹ VNAH, trong đó 9 mẹ còn sống. Trong cuộc gặp với chúng tôi, dù không có sự chuẩn bị trước nhưng anh Hà Đức Dũng, Chủ tịch UBND xã khi ấy vẫn nhớ chi tiết, tường tận từng trường hợp chính sách trong xã. Rồi, khi chúng tôi đến thăm Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị An thì lại được biết, ở đây, các Bà mẹ VNAH còn sống đều có từ hai đơn vị trở lên nhận phụng dưỡng và thăm hỏi, chăm sóc thường xuyên, chẳng cứ phải đến ngày lễ, tết, kỷ niệm...

leftcenterrightdel
 Học viên Trường Sĩ quan Chính trị cắt tóc cho thương binh ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh). (Ảnh chụp năm 2017).  Ảnh: THU HÒA

Những ấn tượng ấy khiến tôi cảm nhận tri ân người có công đã trở nên gần gũi, thật cụ thể bằng những việc làm rất thiết thực, dễ thấy. Đó là Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và Bà mẹ VNAH ở xã Điện Thắng Nam luôn được chăm chút sạch đẹp, sẵn hương và bật lửa; là con đường thênh thang dài hơn 20km và trạm y tế đạt chuẩn 10 điểm của ngành y tế ở Củ Chi, TP Hồ Chí Minh được vinh dự mang tên Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Rành; là anh chủ quán ăn luôn nhớ quê mình có Bà mẹ VNAH, để tự hào kể cho người từ phương xa đến; là chủ tịch UBND xã tận tâm, tường tận hàng trăm trường hợp chính sách của địa phương...

Mỗi người mỗi cách tri ân

Càng đi và chứng kiến, tôi càng cảm nhận thật rõ về tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Khắp nơi trên cả nước, tháng 7 hằng năm trở thành tháng tri ân với hàng loạt hoạt động đền ơn đáp nghĩa ý nghĩa, tưởng nhớ đến những người đã hy sinh cho Tổ quốc, có công với cách mạng, như: Thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách; những chuyến đi về nguồn của tuổi trẻ mọi miền; những đêm thắp nến tri ân, dâng hương, tu sửa nghĩa trang, khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; những cuộc thi tìm hiểu về Ngày Thương binh-Liệt sĩ; những công trình ý nghĩa được gắn biển kỷ niệm...

leftcenterrightdel

Đoàn viên, thanh niên Tổng cục Chính trị thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội. (Ảnh chụp năm 2017). Ảnh: TUẤN HUY

Và, đâu cứ phải đến tháng tri ân. Không cần điều kiện, không đợi ngày tháng, mỗi nơi, mỗi người Việt luôn có phương thức biểu đạt sự biết ơn theo cách của riêng mình. Từ ngày còn là sinh viên, tôi đã được biết đến chuyện nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng dành nhiều năm đi khắp cả nước để lưu lại chân dung các Bà mẹ VNAH. Sau này tôi đã đưa bức ảnh “Đợi con” chụp Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ (Quảng Nam) của ông vào phân tích trong luận văn thạc sĩ của mình. Bức ảnh, lần đầu nhìn thấy đã gây cho tôi và có lẽ với bất cứ ai khi xem sự xúc động, xót xa vĐoàn viên, thanh niên Tổng cục Chính trị thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội. (Ảnh chụp năm 2017) ề sự hy sinh của những người con, những người mẹ, về sự mất mát, đau thương mà chiến tranh mang lại. Mới đây, nữ nhà thơ trẻ Lữ Mai viết trường ca “Chư Tan Kra mây trắng”. Tôi thấy được sâu trong những câu thơ là sự hy sinh của những người lính trẻ, nỗi lòng đau đáu vì đồng đội của những người lính già và nỗi trăn trở, hành động của những người trẻ hôm nay... Chiến tranh và sự hy sinh của người lính-đã ngã xuống hoặc trở về không còn vẹn nguyên-trở thành cảm hứng, đề tài cho bao người sáng tạo ra những tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí... như một cách tưởng nhớ, tôn vinh. Đến lượt những tác phẩm ấy lại tiếp tục truyền đi thông điệp về sự hy sinh và lòng biết ơn.

Không cần phải là những việc làm lớn lao, khó khăn, tri ân các anh hùng liệt sĩ có thể thiết thực bắt đầu từ chính công việc hằng ngày, sở trường của mình. Kỹ sư tin học Lê Công Thành và bạn anh đã đi khắp các nghĩa trang liệt sĩ, chụp hàng chục nghìn tấm ảnh để số hóa các bia mộ chưa có người nhận, lập trang web tìm kiếm thông tin liệt sĩ, với mong muốn giúp các gia đình liệt sĩ sớm tìm được người thân. Những phóng viên, biên tập viên của kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam khi thực hiện hàng trăm chương trình “Đi tìm đồng đội” đã dành tâm huyết, không quản băng rừng lội suối để đồng hành với những chuyến tìm kiếm, đón anh linh các liệt sĩ trở về với gia đình, quê hương. Chị Thu Hồng ở Khu tưởng niệm Thanh niên xung phong Ðại đội 915 (Thái Nguyên) mà tôi từng gặp, chưa từng được đào tạo về chuyên môn nhưng đã trở thành một hướng dẫn viên xuất sắc. Chính trách nhiệm và sự biết ơn đã thôi thúc chị tự học hỏi, trau dồi để gửi gắm tâm huyết, tình cảm qua từng câu chuyện, từng chi tiết nhỏ như một cách tri ân trước công lao của các thanh niên xung phong...

Thế hệ trẻ hôm nay, bằng những chuyến đi đến những “địa chỉ đỏ” nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử cách mạng... bằng những cuộc gặp các chứng nhân lịch sử để nghe kể những câu chuyện trong quá khứ, để rồi hiểu hơn về những hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, các mẹ... và thêm sâu sắc nhận ra mình phải sống xứng đáng với những hy sinh ấy. Đó cũng là một cách tri ân. Hoặc như, khi viết bài này, như một cách tôi phần nào bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới các thế hệ đã hy sinh cho Tổ quốc. Tôi biết rằng, hôm nay hay mai đây, sẽ còn hàng trăm, hàng nghìn sự thể hiện ý nghĩa nữa mà tôi chưa được biết và cũng không sao kể hết. Dù giữ sự trân trọng trong lòng hay biểu hiện ra bằng hành động, dù thể hiện bằng cách này hay cách khác thì tất cả đều có chung một tấm lòng trân trọng, biết ơn vô hạn.

HOÀNG DƯƠNG