leftcenterrightdel

Mừng Ngày hội non sông trên Thành phố mang tên Bác.

      Ảnh: NGUYỄN TRUNG TRỰC

 

Nói về mốc quan trọng này, lãnh đạo TP Bến Cát khẳng định, khát vọng xây dựng thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, nghĩa tình được hun đúc, phát triển từ cái lõi truyền thống anh hùng của quân, dân Bến Cát. Sau khi trở thành thành phố, logo chính thức của Bến Cát lấy biểu trưng của tình đoàn kết và sức mạnh quân, dân làm hình ảnh trung tâm, chủ đạo.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bến Cát là vùng “đất lửa”, vùng “tam giác sắt” của chiến trường Đông Nam Bộ. Dưới sự đùm bọc, nuôi dưỡng và khí thế nổi dậy của đồng bào nơi đây, sức mạnh của Quân Giải phóng được nhân lên gấp bội. Phẩm chất anh hùng ấy đã góp phần to lớn vào đỉnh cao thắng lợi 30-4-1975. Anh hùng trong kháng chiến; năng động, sáng tạo trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bến Cát trở thành động lực tăng trưởng mới của tỉnh Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, hướng tới đại lễ 50 năm đất nước thống nhất, sự kiện Bến Cát trở thành thành phố là một trong những dấu ấn điển hình ở vùng đất phương Nam. Trải qua thăng trầm lịch sử, chúng ta càng thấm thía sâu sắc triết lý “gốc vững, cây bền” trong tư duy và định hướng phát triển. Dựa vào cái lõi của truyền thống để tạo động lực cho hiện tại và tương lai chính là sự cụ thể hóa quan điểm của Đảng, hiện thực hóa khát vọng dân tộc hùng cường, đất nước phồn vinh...

Thành quả cách mạng, truyền thống anh hùng là nền tảng, điểm tựa, là cái lõi của hành trình phát triển. Triết lý ấy không chỉ riêng một địa phương nào. Nó cần được lan tỏa mạnh mẽ, thẩm thấu sâu sắc trong tư duy, hành động của mọi cán bộ, đảng viên, công dân yêu nước...

PHAN TÙNG SƠN