Lời nhắc nhở của chị bán hàng ở chợ hải sản tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) với một người khách mua hàng khiến tôi suy nghĩ khá nhiều ngày. Câu nói ấy của chị bán hàng không đơn thuần là lời nhắc nhở nhằm nâng cao ý thức phòng, chống dịch mà còn bao hàm nhiều ý nghĩa sâu xa hơn. Ngẫm chuyện mới thấy, chính từ ý thức phòng, chống dịch thường trực ở mỗi người dân nên trong 4 lần bùng phát dịch Covid-19 xảy ra ở nước ta, Thanh Hóa là một trong không nhiều địa phương kiểm soát tình hình dịch bệnh khá tốt. Là tỉnh có diện tích lớn, địa hình phức tạp, dân số đông, nhưng số người bị nhiễm Covid-19 ở Thanh Hóa thuộc loại thấp.
Viết lại câu chuyện trên không phải để khen chính quyền các cấp ở Thanh Hóa về công tác phòng, chống dịch mà từ đó để thấy rằng, mọi việc nếu thuận lòng dân hẳn sẽ thành công. Quy tụ sức mạnh nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân không phải là vấn đề mới. Điều này đã trở thành bài học kinh nghiệm trong thực tiễn lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ta. Chính nhờ phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã tạo nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vậy, vì sao vẫn phải nói lại điều này? Bởi ở đâu đó, việc phát huy sức mạnh lòng dân, tôn trọng nhân dân chưa thực chất và hiệu quả. Ở đâu đó vẫn còn những "ông quan" của dân chứ không phải là công bộc của nhân dân. Phát huy sức dân, quy tụ lòng dân dễ hay khó đều nằm ở cái tâm, cái tài của mỗi người cán bộ.
LÊ LONG KHÁNH