QĐND -Vào 20 giờ ngày 30-12-2016, trên kênh VTV3, ĐàiTruyền hình Việt Nam, Gala 10 năm "Chúng tôi là chiến sĩ” sẽ phát sóng mừng sinh nhật lần thứ 10 của chương trình. Những thành công, hạn chế và tương lai của chương trình có dịp được nhìn nhận, đánh giá một cách kỹ lưỡng...

Những kỷ niệm khó quên

Trung tướng Trần Đức Nhân, ChínhủyHọc viện Chính trị (trước đó là Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3) nhớ lại những ngày đầu ê kíp chương trình về ghi hình số đầu tiên tại đơn vị: “Tháng 8-2006, Tổng cục Chính trị giao cho Cục chính trị Quân khu 3 phối hợp ghi hình buổi phát sóng đầu tiên. Xem format chương trình, lúc đầu chúng tôi rất lo lắng. Tên gọi ban đầu “Chúng tôi là người lính” thấy vẫn chung chung. Sau khi cân nhắc, Cục Chính trị Quân khu 3 đề nghị đổi tên là “Chúng tôi là chiến sĩ” được các cấp và mọi người nhất trí cao”. Được biết, 10 năm qua, Quân khu 3 là đơn vị có tới 60 chương trình, trong hơn 520 chương trình trên toàn quân. Đây cũng là quân khu mà cán bộ, chiến sĩ có nhiều chương trình ghi dấu ấn sâu sắc.

Còn với nhạc sĩ Lưu Hà An (tác giả ca khúc “Ước mơ người chiến sĩ”), những ngày đầu ấy thật khó khăn. ĐàiTruyền hình Việt Namyêu cầu anh sáng tác một ca khúc cho chương trình để kịp phát sóng. Anh trăn trở để tìm ra một giai điệu, ca từ cho những người lính trong một thời gian khá dài mà vẫn... bế tắc. Trong chuyến ghi hình đầu tiên của ê kíp ở Quân khu 3, anh đề nghị được đi theo đoàn. Lần đầu tiên vào doanh trại quân đội, anh quan sát mọi sinh hoạt, học tập của chiến sĩ. Điều đặc biệt là anh bắt gặp rất nhiều cây đàn ghi-ta và niềm đam mê của chiến sĩ trẻ. Thế rồi những nốt nhạc đầu tiên bắt đầu cất lên:Bạn hãy vui cùng những người lính trẻ, Hãy yêu đời và luôn mơ ước...Sau khi viết xong ca khúc, nhạc sĩ Lưu Hà An đã nhờ nhạc sĩ Dương Hùng phối khí công phu, đậm đà chất lính, ca khúc ra đời được cơ quan chức năng Tổng cục Chính trị và ê kíp thực hiện chương trình rất hài lòng.

"Chúng tôi là chiến sĩ" là một chương trình có sự khác biệt lớn so với nhiều game show, bởi địa bàn trải rộng từ biên giới đến hải đảo, "diễn viên"không chuyên, mọi thước hìnhđều phải bảo đảm đúng từđộng tác chào đến cặp cầu vai, phù hiệu...Đạo diễn Vũ Thanh Hường, người “cầm trịch” chương trình đã trở nên quen thuộc với cán bộ, chiến sĩ, cho hay: “Ngoài sức khỏe, nỗ lực của ê kíp còn là lòng yêu nghề, sức sáng tạo,còn phải tìmhiểu về điều lệnh, điều lệ, các quy định của quân đội để thực hiện. Nhiều năm gắn bó với bộ đội, chúng tôi may mắnđược cán bộ, chiến sĩ xem ê kíp thực hiện chương trình là đồng đội của mình”.

 

leftcenterrightdel
 Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa động viên chiến sĩ tham gia chương trình.

 

Nhiều năm nay, chương trình liên tục thay đổi format, tùy thuộc vào đặc thù của từng đơn vị, lợi thế văn hóa của từng vùng, miền. Điều đặc biệt, "Chúng tôi là chiến sĩ"là chương trình có lượng người xem luôn ở mức cao trong nhiều năm qua. Có thể khẳng định "Chúng tôi là chiến sĩ"là chương trình “già” về thâm niên, rộng nhất, có lượng người xem đông nhất. Ê kíp ghi hình chương trình đã có 6 lần tác nghiệp tại Trường Sa và các đảo. Họ đã may mắn được bước vào cuộc sống của Bộ đội Cụ Hồ và gắn bó với cán bộ, chiến sĩ. Nhiều đạo diễn, người dẫn chương trình như: Lại Văn Sâm, Vũ Thanh Hường, Nguyễn Hoàng Linh, Trần Quang Minh, Nguyễn Minh Hà, Bùi Đức Bảo, Vũ Thu Trang... đã trở thành người bạn thân thiết của bộ đội.

Nhà báo Phạm Việt Tiến, Phó tổng giám đốc ĐàiTruyền hình Việt Namcho rằng: “Chúng tôi là chiến sĩ” đã đến với khắp mọi miền đất nước, từ đồng bằng đến núi cao, từ biên cương đến hải đảo, hình ảnh người chiến sĩ quân đội được khắc họa đậm nét và chúng ta đã thấy được sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, thấy được truyền thống hào hùng của cha ông, những việc làm đậm tính nhân văn, thấy được vẻ đẹp phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ đạt đến độ lung linh".

Đổi mới, đáp ứng nhu cầu bộ đội

So với những ngày đầu, “Chúng tôi là chiến sĩ” đã mở rộng đối tượng tham gia vào sân chơi, tới các đơn vị nhỏ lẻ, đơn vị kinh tế, các đồn biên phòng, trung tâm kỹ thuật... Ở những đơn vị có quân số ít, ê kíp thực hiện chương trình thường gặp những khó khăn về việc bảo đảm chất lượng nghệ thuật. Những người sản xuất chương trình phải “ứng biến” để phù hợp với các đơn vị, giúp họ thuận lợi trong tham gia. Với việc đến khắp các địa danh, đơn vị, các quân, binh chủng, các vùng biển, đảo, đến nay, “Chúng tôi là chiến sĩ” đã thu hút được hàng vạn cán bộ, chiến sĩ tham gia sân chơi trẻ trung này.

Về phía bạn xem truyền hình, họ cũng mong muốn chương trình phải luôn có sự đổi mới, sáng tạo, không chỉ riêng ê kíp sản xuất mà cơ quan chuyên trách và cả cán bộ, chiến sĩ phải luôn dốc sức đổi mới để chương trình hấp dẫn bộ đội và công chúng, để chương trình vui hơn, trẻ trung hơn, sát với đời sống bộ đội. Được biết, mỗi lần thay đổi format, ê kípđềutiến hành tham khảo ý kiến của giới chuyên môn và thăm dò ý kiến, sựđónnhận của bộ đội. Trong thời gian tới, chương trình tiếp tục đổi mới, thay những “món ăn" cũ quen miệng bằng những “món ăn” mới lạ, hấp dẫn thông qua việc tăng cường các hoạt động tri ân, nghĩa tình đồng đội, về với chiến trường xưa, nhân rộng gương điển hình tiên tiến, các sản phẩm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề tài khoa học, những tấm gương vì nhân dân phục vụ, những tấm lòng nhân ái của Bộ đội Cụ Hồ, vươn rộng tình cảm quốc tế... "Chúng tôi là chiến sĩ"sẽ liên tục đổi mới, không chỉ là món ăn tinh thần phục vụ bộ đội mà còn phục vụ khán giả cả nước và kiều bào ở nước ngoài...

Trò chuyện với Thượng úy Vũ Đức Linh, Trợ lý Thanh niên, Học viện Biên phòng về việc bảo đảm sức hấp dẫnbền vững chochương trình, anh Linh cho rằng: "Đâylà điều mà người xem chương trình như chúng tôi rấtquan tâm. Chúng ta phải có sự nỗ lực đồng bộ từ cấp quản lý, cố vấn, bộ phận sản xuất đến chủ thể "diễn viên" ở đơn vị; tăng cường các trò chơi có tính tương tác cao, sự trẻ trung, lãng mạn hấp dẫn không chỉ thanh niên mà tất cả bộ độiđều thấycó mình trongsân chơi; tăng cườngcác phần chơi, các chuyên mục,hìnhảnhsát vớiđời sống,sinh hoạt, huấn luyện của bộđội...".

Về sự đổi mới của chương trình trong thời gian tới,Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nhấn mạnh: “Với sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, lãnh đạo ĐàiTruyền hình Việt Nam, đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và với trách nhiệm, nhiệt huyết, tài năng của ê kíp sản xuất chương trình, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, chắc chắn nội dung, hình thức chương trình sẽ phong phú, hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của bộ đội và nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ".

Bài và ảnh: NGUYỄN VĂN HẠNH