Ai ra xứ Huế mộng mơ/ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà. Nón bài thơ là một loại nón đặc biệt của xứ Huế, nó như một món quà độc đáo mà mỗi du khách qua đây đều muốn mua chiếc nón về làm quà cho người thân yêu. Đặc biệt, chiếc nón bài thơ có một ý nghĩa rất đặc biệt trong tình yêu đôi lứa. Theo nghệ nhân Đặng Thị Liên quê ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, người có thâm niên vài chục năm trong nghề, nghề làm nón Huế có khoảng từ 300 đến 400 năm, xuất phát từ làng Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, ngôi làng trải bóng bên cạnh dòng sông Như Ý thơ mộng, hiền hòa. Từ khi ra đời, chiếc nón luôn là vật thân thiết với người thôn nữ, khi ra đồng, làm vườn… dùng để che nắng, che mưa.
Một ngày kia có chàng trai yêu say đắm một người con gái. Dù hai người “tình trong như đã” nhưng cô gái vẫn e ấp, kín đáo còn chàng trai vẫn ý nhị không dám ngỏ lời. Kể đến đây, bà Liên cười vui vẻ: “Đôi trai gái ngày xưa yêu nhau rất kín đáo, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Trao nhau ánh mắt cũng đủ để viết nên một câu chuyện tình say đắm, nên thơ”. Ngẫm nghĩ mãi, cuối cùng chàng trai đã tìm ra cách ngỏ lời với cô gái bằng cách ép bài thơ vào trong chiếc nón để tặng cô gái mình yêu. Sau bao ngày đội chiếc nón của chàng, nàng cũng không hề biết bài thơ chàng ép trong chiếc nón. Rồi một ngày, trong lúc làm đồng về ngồi nghỉ chân, cô gái mang chiếc nón làm quạt, ánh sáng rọi vào trong chiếc nón và bài thơ hiện ra. Từ đó, họ đã nên vợ nên chồng, yêu thương nhau đến đầu bạc răng long. Từ đó, chiếc nón bài thơ trở thành nơi bắt đầu của chuyện tình đẹp lưu truyền trong nhân gian.
 |
Nghệ nhân Đặng Thị Liên dạy học trò cách chằm nón. |
Nón bài thơ thoạt nhìn mỏng manh, yểu điệu nhưng rất dẻo dai, trải qua nhiều công đoạn thủ công cầu kỳ. Người thợ phải thực hiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ... để làm thành một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ, vừa đẹp. Khung nón bao gồm 12 thanh gỗ vát mảnh được ghép lại, khớp nhau ở đỉnh, phía dưới khoảng cách đều nhau. Mỗi chiếc nón bài thơ có 16 vành như 16 vầng trăng được ve thật tròn, nhẵn, điệu đà, sao cho cân đối và hài hòa nhất.
Theo bà Liên, công đoạn khó nhất của việc làm nón là nức vành. Ngoài việc chằm còn phải uốn vành cho thật tròn, thiết dây chặt chẽ. Đây cũng là công đoạn quyết định đến vẻ đẹp của chiếc nón. Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Người thợ sẽ chằm từ trên xuống đến vành 15. Một chiếc nón đẹp mũi cước phải mau, khoảng cách phải đều, cứ 1cm 3 mũi cước. Đường chằm phải mềm mại, thanh nhẹ. Vành cuối cùng khâu cước trắng, 2 mũi kim cách nhau 2cm.
Khi nón chằm hoàn tất, người thợ đính thêm vào chóp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên, sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp, vừa bền. Điều làm nên nét khác biệt nhất của nón bài thơ so với sản phẩm cùng loại ở các vùng miền khác trên khắp cả nước chính là dáng thanh mảnh, độ mỏng, màu nón nhã nhặn. Thuở xưa, nón bài thơ được người dân Huế làm để tặng người thân và bạn bè. Sau đó, chiếc nón dần được ưa chuộng và phổ biến, người ta bắt đầu làm nón bài thơ hàng loạt, đưa ra bán ở thị trường không chỉ cho người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài khi đến Huế cũng rất yêu thích mua về làm kỷ niệm.
Chiếc nón bài thơ giờ đây đã trở thành món quà tạo nên sự gắn kết giữa Việt Nam với các nước bạn trên thế giới và đưa hình ảnh Việt Nam chu du khắp năm châu.
Tà áo dài-chiếc nón lá đã trở thành hình ảnh không thể thiếu để tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tà áo dài tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, thùy mị thì chiếc nón lá lại tăng thêm vẻ đẹp dịu dàng, đầy nữ tính.
Ai ra xứ Huế mộng mơ/ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà. Nón bài thơ là một loại nón đặc biệt của xứ Huế, nó như một món quà độc đáo mà mỗi du khách qua đây đều muốn mua chiếc nón về làm quà cho người thân yêu. Đặc biệt, chiếc nón bài thơ có một ý nghĩa rất đặc biệt trong tình yêu đôi lứa. Theo nghệ nhân Đặng Thị Liên quê ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, người có thâm niên vài chục năm trong nghề, nghề làm nón Huế có khoảng từ 300 đến 400 năm, xuất phát từ làng Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, ngôi làng trải bóng bên cạnh dòng sông Như Ý thơ mộng, hiền hòa. Từ khi ra đời, chiếc nón luôn là vật thân thiết với người thôn nữ, khi ra đồng, làm vườn… dùng để che nắng, che mưa.
Một ngày kia có chàng trai yêu say đắm một người con gái. Dù hai người “tình trong như đã” nhưng cô gái vẫn e ấp, kín đáo còn chàng trai vẫn ý nhị không dám ngỏ lời. Kể đến đây, bà Liên cười vui vẻ: “Đôi trai gái ngày xưa yêu nhau rất kín đáo, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Trao nhau ánh mắt cũng đủ để viết nên một câu chuyện tình say đắm, nên thơ”. Ngẫm nghĩ mãi, cuối cùng chàng trai đã tìm ra cách ngỏ lời với cô gái bằng cách ép bài thơ vào trong chiếc nón để tặng cô gái mình yêu. Sau bao ngày đội chiếc nón của chàng, nàng cũng không hề biết bài thơ chàng ép trong chiếc nón. Rồi một ngày, trong lúc làm đồng về ngồi nghỉ chân, cô gái mang chiếc nón làm quạt, ánh sáng rọi vào trong chiếc nón và bài thơ hiện ra. Từ đó, họ đã nên vợ nên chồng, yêu thương nhau đến đầu bạc răng long. Từ đó, chiếc nón bài thơ trở thành nơi bắt đầu của chuyện tình đẹp lưu truyền trong nhân gian.
Nón bài thơ thoạt nhìn mỏng manh, yểu điệu nhưng rất dẻo dai, trải qua nhiều công đoạn thủ công cầu kỳ. Người thợ phải thực hiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ... để làm thành một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ, vừa đẹp. Khung nón bao gồm 12 thanh gỗ vát mảnh được ghép lại, khớp nhau ở đỉnh, phía dưới khoảng cách đều nhau. Mỗi chiếc nón bài thơ có 16 vành như 16 vầng trăng được ve thật tròn, nhẵn, điệu đà, sao cho cân đối và hài hòa nhất.
Theo bà Liên, công đoạn khó nhất của việc làm nón là nức vành. Ngoài việc chằm còn phải uốn vành cho thật tròn, thiết dây chặt chẽ. Đây cũng là công đoạn quyết định đến vẻ đẹp của chiếc nón. Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Người thợ sẽ chằm từ trên xuống đến vành 15. Một chiếc nón đẹp mũi cước phải mau, khoảng cách phải đều, cứ 1cm 3 mũi cước. Đường chằm phải mềm mại, thanh nhẹ. Vành cuối cùng khâu cước trắng, 2 mũi kim cách nhau 2cm.
Khi nón chằm hoàn tất, người thợ đính thêm vào chóp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên, sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp, vừa bền. Điều làm nên nét khác biệt nhất của nón bài thơ so với sản phẩm cùng loại ở các vùng miền khác trên khắp cả nước chính là dáng thanh mảnh, độ mỏng, màu nón nhã nhặn. Thuở xưa, nón bài thơ được người dân Huế làm để tặng người thân và bạn bè. Sau đó, chiếc nón dần được ưa chuộng và phổ biến, người ta bắt đầu làm nón bài thơ hàng loạt, đưa ra bán ở thị trường không chỉ cho người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài khi đến Huế cũng rất yêu thích mua về làm kỷ niệm.
Chiếc nón bài thơ giờ đây đã trở thành món quà tạo nên sự gắn kết giữa Việt Nam với các nước bạn trên thế giới và đưa hình ảnh Việt Nam chu du khắp năm châu.
Bài và ảnh: VĂN CƠ