Nghề làm đường phèn xuất phát từ xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, được mệnh danh là nơi nắm giữ "độc nghệ".

Từ nửa thế kỷ trước, nhiều người ở khắp các địa phương đến đây học nghề. Đây là loại đường ở dạng kết tinh trong suốt, tựa như những thỏi thạch anh, với nhiều hạt đường hình lập thể. Khi ăn, thỏi đường phèn vỡ ra, giòn tan, vị ngọt thanh, thấm dịu.

Thời kỳ vàng son của nghề, đường phèn là sản vật quý, được chọn làm cống phẩm hoàng triều. Nghề chế biến đường phèn rất kỳ công. Đường phèn được bào chế bằng cách pha loãng đường trắng với lượng nước nhất định, rồi cho vôi, trứng gà vào lọc tạp chất, làm dịu vị ngọt, gia tăng hương vị. Sau đó, hỗn hợp này được đun nóng với lửa nhỏ. Nước gần cạn thì tiếp tục đổ thêm nước vào đun. Người thợ bằng kinh nghiệm, canh độ đường chín tới, rồi đổ vào thùng, chờ 7-10 ngày để đường kết tinh. Sau đó, người ta tách mật lấy đinh (tinh đường phèn), đập vỡ mang đi phơi. Khâu cuối cùng là phân loại, dồn đường thành các bao, chuyển tới người tiêu dùng. Cơ sở sản xuất đường phèn Anh Bằng tại xã Nghĩa Dõng đang tạo việc làm cho khoảng 10 lao động.

Nghề làm đường phèn ở Nghĩa Dõng tuy đã dần mai một, nhưng những giá trị, những gì tinh túy nhất của nó vẫn tồn tại. Đường phèn-một thứ quà kết tinh từ những giọt mật của cây mía, là sản phẩm của truyền thống, cốt cách con người Quảng Ngãi.

leftcenterrightdel
Làm tơ lòng. 
leftcenterrightdel
Nấu đường cho đúng độ. 
leftcenterrightdel
 Đập đường vỡ nhỏ ra.
leftcenterrightdel
Phân loại đường.
leftcenterrightdel
Đường được phơi khô. 
leftcenterrightdel
 Thành phẩm.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh LÊ CHÂU ĐẠO