Không lấy đánh án là thành tích

Trước mặt chúng tôi là vị Đại tá tuổi ngoại ngũ tuần, có vầng trán cao và rộng. Nhìn gương mặt hiền khô, nhiều người sẽ nghĩ anh là một trí thức hoặc giảng viên hơn là một chỉ huy biên phòng dày dặn, xông pha, nghiêm khắc và có nhiều thành tích như lời Đại tá Hoàng Văn Hùng, Chính ủy Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa giới thiệu với chúng tôi trước đó.

leftcenterrightdel

Đồn Biên phòng Yên Khương (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa) tổ chức khám bệnh, cấp thuốc cho nhân dân bản Cân, cụm bản Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Ảnh: ĐỨC VIỆT 

Cách đây 35 năm, năm 1988, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công an nhân dân vũ trang (nay là Học viện Biên phòng), Lê Văn Hùng được điều vào Đồng Tháp công tác. Lăn lộn tại đây 24 năm, anh trải qua nhiều chức vụ khác nhau, đối mặt với đủ thành phần tội phạm vùng biên. Năm 2012, anh được cấp trên điều động về công tác tại Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa. Bởi đã trực tiếp tham gia chỉ đạo, phối hợp thực hiện nhiều chuyên án lớn nên Đại tá Lê Văn Hùng “có sẵn” một kho chuyện hấp dẫn, gay cấn về truy bắt tội phạm vùng biên...

leftcenterrightdel

 Đại tá Lê Văn Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thanh Hóa được ví là "kiến trúc sư" an ninh vùng biên. Ảnh: Hoàng Việt

Độ 10 năm trước, thủ đoạn của tội phạm ma túy ở vùng biên còn đơn giản, thiên về liều mạng và manh động. Nhưng khi lợi nhuận của loại "hàng" này tăng nhanh, đồng thời với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội thì thủ đoạn của loại tội phạm này càng ngày tinh vi, kín kẽ và manh động hơn trước nhiều lần. Điều đặc biệt đáng lo ngại là người phạm tội buôn bán ma túy vùng biên ở Thanh Hóa những năm gần đây đều ở độ tuổi rất trẻ.

Bên cạnh công tác đấu tranh với tội phạm ma túy, trong nhiệm vụ quản lý hơn 200km đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Lào, 102km đường biên giới trên biển thì hiện tượng buôn bán phụ nữ, trẻ em dưới các chiêu bài tình cảm yêu đương hoặc "việc nhẹ lương cao" cũng rất đáng chú ý. Nhiều thiếu nữ dân tộc Mông bỏ nhà đi và sau nhiều năm đột nhiên trở về thì BĐBP mới truy vết được đó là hệ quả của việc buôn bán người. Hành vi và thủ đoạn của các loại tội phạm hết sức tinh vi nên ngay cả gia đình và người thân cũng không nắm được, thì BĐBP còn gặp khó khăn gấp bội. Điều trăn trở ấy khiến Đại tá Lê Văn Hùng càng quyết tâm theo đuổi mục tiêu: Xây dựng biên cương bình yên với các đề án khả thi.

Phòng là thượng sách

Mặc dù trung bình mỗi năm BĐBP tỉnh Thanh Hóa thực hiện từ 30 đến 60 chuyên án, kế hoạch đánh bắt tội phạm ma túy thành công, nhưng Đại tá Lê Văn Hùng lại không coi đó là chiến công. Theo anh Hùng: Vì cái nghèo, ít hiểu biết và sự nhẹ dạ cả tin mà đồng bào ta ở biên giới bị các đối tượng xấu mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo. Nhiều bà con trở thành người vận chuyển ma túy cho kẻ xấu mà không hề hay biết mình phạm tội, kéo theo nhiều hệ lụy thương tâm lâu dài cho người thân, xã hội và cả chính họ. Vì thế, mỗi chuyên án được BĐBP thực hiện lại gây thêm vết sẹo âm ỉ và nhức nhối trong lòng mỗi người. Điều ấy càng khiến anh quyết tâm hơn trong việc phòng ngừa tội phạm vùng biên bền vững. Theo đó, từ năm 2013, để xây dựng cơ sở địa bàn đồng bào dân tộc rộng lớn nhằm bảo vệ an ninh, đường biên và mốc giới, BĐBP tỉnh Thanh Hóa chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng đề án bảo đảm an ninh biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

leftcenterrightdel

Xã Bát Mọt (Thường Xuân, Thanh Hóa) phối hợp với Đồn Biên phòng Bát Mọt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa) tổ chức Chương trình “Ngày hội Biên phòng toàn dân” năm 2023. Ảnh: Thế Văn 

Đại tá Lê Văn Hùng nhớ lại, lúc ấy, do thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin nên đề án chỉ ở mức sơ khai. Sau khi dự thảo gửi đi xin ý kiến, các anh nhận được phản hồi không khả thi. Nhiều sở, ban, ngành, địa phương không mặn mà gì với đề án, vì như vậy họ lại thêm việc. Sau khi điều tra tích hợp thông tin và chỉnh sửa nhiều lần, cuối cùng bản dự thảo đã hoàn thiện và khi trình ra đã được phê duyệt.

Từ đó, lực lượng, nguồn lực hỗ trợ địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa cũng tăng lên. Không chỉ các cấp chính quyền, mà người dân tham gia thực hiện đề án cũng hết sức chủ động. Nhờ vậy, công tác nắm địa bàn của BĐBP ngày càng hiệu quả, khiến tình hình tội phạm vùng biên giảm đi. "Thừa thắng xông lên", Đại tá Lê Văn Hùng cùng với tập thể Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xây dựng đề án phối hợp 3 lực lượng trong tăng cường cho địa phương biên giới. Với sự có mặt của các tổ đội mà nòng cốt là các hạt nhân của công an, Bộ CHQS tỉnh và BĐBP tỉnh, việc nắm các đối tượng rồi tuyên truyền, vận động xây dựng cơ sở chính trị, giữ vững an ninh vùng biên được hoàn thiện hơn. Đồng bào yên tâm làm ăn, yêu cuộc sống thanh bình nơi biên ải. Cùng với đó, Đại tá Lê Văn Hùng cũng là người tham gia xây dựng các đề án về phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn; đề án phát triển kinh tế-xã hội, giúp ngư dân vươn khơi bám biển... Điều hết sức đáng mừng là các đề án do BĐBP tỉnh xây dựng hoặc đề xuất đều mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn, tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để người dân yên tâm làm ăn, xây dựng cuộc sống.

Gần 40 năm tuổi quân và có vô số kinh nghiệm đối đầu với tội phạm vùng biên, tuy không còn sung sức như thời trai trẻ nhưng Đại tá Lê Văn Hùng vẫn tràn đầy nhiệt huyết với an ninh biên giới và cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Anh không chỉ hoàn thành vai trò lãnh đạo, quản lý mà còn làm tốt việc thổi ngọn lửa tình yêu biên cương vào thế hệ cán bộ trẻ. Với anh, an ninh biên giới trường tồn là sự kế tục các thế hệ, trong đó phòng là thượng sách và chống chỉ là biện pháp tức thời.

MẠNH THẮNG - LIÊN VIỆT