Như vậy, trong câu thành ngữ trên, từ “lệnh” có phải nghĩa là mệnh lệnh?

Theo quyển “Từ điển tiếng Việt”, Viện Ngôn ngữ học, năm 2021, trang 712, “lệnh”: Điều cấp trên truyền xuống cho cấp dưới phải thi hành; văn bản có tính pháp luật, do chủ tịch nước ký; giấy cho phép làm một việc gì; thanh la dùng để báo hiệu lệnh; vật dùng để báo hiệu lệnh... Xét trong câu thành ngữ trên, “cồng” là một loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, hình dáng giống như cái chiêng nhưng không có núm. Do vậy, trong trường hợp này, “lệnh” đối xứng với “cồng” và “lệnh” là thanh la dùng để báo hiệu lệnh.

Trong cuốn “Đi tìm điển tích thành ngữ” của Nhà xuất bản Thông tấn, năm 2020, ghi lại câu chuyện dã sử về cách hiểu nguồn gốc câu thành ngữ trên. Vào đầu thế kỷ thứ 3, tại Cửu Chân, Thanh Hóa có nàng Triệu Thị Trinh nổi tiếng gan dạ, mưu trí.   

Không cam chịu cảnh giặc Ngô ức hiếp dân chúng, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa. Thấy em có chí nhưng là phận gái nên Triệu Quốc Đạt có ý can ngăn. Dù vậy, Triệu Thị Trinh vẫn quyết tâm chiêu binh khởi nghĩa. Triệu Quốc Đạt phát lệnh chiêu binh nhưng số lượng người tham gia còn lẻ tẻ. Giữa lúc ấy, người ta truyền rằng, Triệu Thị Trinh thu phục được voi trắng một ngà, tảng đá trên núi Quan Yên biết nói rao truyền lời thần giúp nàng đánh giặc. Tiếng cồng của Triệu Thị Trinh vang vọng khắp Cửu Chân và Châu Giao, người người cầm gươm, giáo đi theo luyện võ, tích cóp lương thảo chờ ngày đánh giặc.

Triệu Thị Trinh ra trận oai phong lẫm liệt, cùng với đoàn quân ào ào xung trận là tiếng cồng cất lên làm giặc Ngô kinh hồn bạt vía.

Dân gian ca ngợi bà rằng: “Ru con con ngủ cho lành/ Để mẹ gánh nước rửa bành con voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”.

VĂN TUẤN