Vào mùa xuân năm 1953, người ta thống kê, sau hơn 7 năm cuộc chiến diễn ra đã chứng kiến trung bình mỗi năm hơn 10.000 người chết trong hàng ngũ của lực lượng Pháp ở Viễn Đông. Những binh sĩ Pháp, quân nhân chính quy hay hợp đồng, đều không có được sự ủng hộ từ đất nước của họ vì họ không phải một phần của tầng lớp chính trị và quân đội Pháp mà là một quân đội đa sắc tộc. Phần lớn lực lượng của Pháp đến từ châu Phi, Đông Dương và châu Âu (chủ yếu là quân đội nước ngoài). Đầu năm 1953, chính phủ do René Mayer lãnh đạo quyết định bổ nhiệm một tư lệnh mới tại Đông Dương-tướng Henri Navarre và giao cho ông nhiệm vụ tìm kiếm giải pháp để thoát khỏi cuộc chiến tranh này bằng cách cải thiện bản đồ chiến trường mà không đặt lực lượng viễn chinh của Pháp ở Viễn Đông vào nguy hiểm.

leftcenterrightdel
Giáo sư Pierre Journoud giảng dạy lịch sử cho sinh viên tại Trường Đại học Paul-Valéry Montpellier 3, Pháp. 

 

Các cơ quan chính trị và ngoại giao đã cố gắng thuyết phục đồng minh Mỹ giữ vững lập trường chính trị của họ về sự phụ thuộc tại Triều Tiên lúc bấy giờ-nơi các cuộc đàm phán của người Mỹ sẽ dẫn đến việc ký kết hiệp định ngừng bắn vào tháng 7-1953 - và mặt trận Đông Dương-nơi Mỹ sẽ đồng ý tăng cường viện trợ 78% chi phí của cuộc chiến cho năm 1954. Navarre tin rằng mình đã tìm ra giải pháp để "chấm dứt cuộc chiến trong danh dự" bằng cách đặt ra một kế hoạch: Giai đoạn phòng thủ đầu tiên (năm 1953-1954) nhằm thành lập một lực lượng chiến đấu đoàn kết, tránh một chiến dịch tái chiến lớn ở miền Trung của Việt Nam (Atlante) và nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng đối phương ở miền Bắc của Việt Nam trong giai đoạn tấn công thứ hai (năm 1954-1955).

leftcenterrightdel
Tờ Le Parisien của Pháp ra số ngày 8-5-1954 có bài viết trên trang nhất với tựa đề : Điện Biên Phủ thất thủ"  Ảnh tư liệu.

 

Nhưng không như mong đợi, thất bại ở Điện Biên Phủ đối với nước Pháp và Liên hiệp Pháp là một thất bại hoàn toàn, đau đớn và nhục nhã. Trước khi kết thúc, trận chiến đã được giới cầm quyền Pháp khi ấy "tôn vinh" ở Paris cũng như tại Đông Dương như một sự kháng cự vĩ đại và anh hùng, như muốn che giấu đi phần tối tăm của nó, chẳng hạn như: Hành vi tự tử của Trung tá Piroth; hành trình về nước của những người mắc bệnh tâm thần và trầm cảm; những vụ bỏ trốn và đào ngũ... Chính sự mất mát này đã chứng tỏ sự tàn khốc của cuộc chiến, với hơn 10.000 người chết, bị thương và mất tích.

Ở Đông Dương cũng như ở Pháp, sự thất bại của người Pháp làm tăng sự phẫn nộ được thể hiện rõ ràng từ phản ứng của các binh sĩ đến các sĩ quan cấp cao. Và hai trong số những người có trách nhiệm cao nhất về quân sự tại Đông Dương, các tướng Navarre và Cogny đã tham gia vào một phiên tòa dân sự. Một ủy ban điều tra quốc hội được thành lập để xét xử mọi trách nhiệm vào tháng 3-1955. Navarre bị buộc tội là không chuẩn bị kỹ càng cho trận chiến, còn tướng Cogny đã bị chỉ trích nhiều hơn, được cho là không có khả năng cung cấp các phương tiện cần thiết để chiến đấu hoặc kết thúc cuộc chiến đúng lúc. Tầng lớp chính trị ở Pháp lúc đó đã tránh xa phiên tòa này. Nhưng các cựu binh thì tập trung chỉ trích nặng nề. Họ cho rằng sự thiếu niềm tin tăng lên từ trước khi trận chiến bắt đầu là nguyên nhân dẫn đến sự chia rẽ nghiêm trọng về mặt chính trị-quân sự.

Khía cạnh độc đáo của trận Điện Biên Phủ chủ yếu là do bản chất của nó là một cuộc đối đầu mang tính chất quyết định-cuộc chiến này chủ yếu do quân du kích thống trị, cùng với tầm quan trọng của quân số, phương tiện tham gia cũng như sự đa dạng sắc tộc của các chiến binh, cường độ của các cuộc đấu súng bộ binh, pháo binh và tính chất kỳ lạ của khu vực này.

Ý nghĩa lịch sử của nó cũng gắn liền với bối cảnh Chiến tranh lạnh có sự tham gia của những đồng minh chính của các bên tham chiến. Trung Quốc và Liên Xô đã cung cấp số lượng lớn vũ khí, đạn dược, thực phẩm và thuốc men cho Việt Nam. 

Ngược lại, viện trợ cho Pháp và các quốc gia liên quan ở Đông Dương do chính quyền Tổng thống Mỹ Eisenhower cung cấp đã dẫn đến kết quả của trận chiến này như một “thất bại của Mỹ” chứ không chỉ của Pháp. Không thoải mái với vị thế thuộc địa mới của Pháp trong cuộc chiến này, Eisenhower đã từ chối sự hỗ trợ của Không quân Hoa Kỳ để kịp thời cứu quân đồn trú của Pháp, gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng với Paris. Nhưng Eisenhower đã cấp viện trợ về vật chất một cách khẩn cấp để cho phép các phi công Mỹ từ một công ty bình phong của CIA (Vận tải Hàng không Dân dụng) hỗ trợ và tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.

Bằng việc giành được chiến thắng quyết định và quan trọng trước quân đội của một cường quốc thực dân hiện đại, nhân dân và những người lính cộng sản Việt Nam đã thể hiện một cách xuất sắc cuộc chiến tranh du kích bắt đầu từ sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng cầm quyền, với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Liên Xô. “Ngày 14-7 phi thực dân hóa”, như Jean Pouget mô tả, đã cho phép Đảng và Nhà nước của Hồ Chí Minh giành được ưu thế lâu dài trước quân thù. Nó thúc đẩy “sự thức tỉnh của châu Á”, được thành lập bởi Hội nghị Bandung một năm sau đó. Hội nghị này cho phép những người trẻ yêu nước thất vọng trước các thất bại chính trị của những người lớn tuổi và tin vào sự thành công của cuộc đấu tranh vũ trang chống lại một cường quốc thực dân. Như vậy, “Ngày Toussaint rouge” do các nhà hoạt động trẻ của Mặt trận Dân tộc giải phóng Algeria phát động ngày 1-11-1954 thực sự đã được lấy cảm hứng từ Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam.

GS PIERRE JOURNOUD, Trường Đại học Paul-Valéry Montpellier 3, Pháp

HẢI ĐĂNG (lược dịch)

BOX: Pierre Journoud là Giáo sư sử học đương đại của Trường Đại học Paul-Valéry Montpellier 3 (Pháp), một chuyên gia về Việt Nam. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu lịch sử về Việt Nam, trong đó có một số sách về trận chiến Điện Biên Phủ như: "Hồi ức Điện Biên Phủ: Các nhân chứng lên tiếng", "Tướng De Gaulle và Việt Nam: 1954-1969", "Hòa giải", "Điện Biên Phủ-Sự kết thúc của một thế giới" và "Nghệ thuật chiến tranh Việt Nam"...

Trong cuốn sách “Điện Biên Phủ-nơi tận cùng thế giới” xuất bản năm 2019, Giáo sư Pierre Journoud đã nói về hiện tại, tương lai của Việt Nam và Pháp, khi hai bên dũng cảm vượt qua những ký ức đau thương để xây dựng tình hữu nghị ngày càng tốt đẹp hơn.