leftcenterrightdel
Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng dâng hương, viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TUẤN MINH

Thấm nhuần đạo lý ấy, ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 20/SL đặt ra “Hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”. Tháng 6-1947, Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền... họp tại Đại Từ (Thái Nguyên), quyết định chọn ngày 27-7 hằng năm là Ngày Thương binh toàn quốc. Từ tháng 7-1955, Đảng, Nhà nước ta quyết định đổi Ngày Thương binh toàn quốc thành Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Ngày 8-7-1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị, lấy ngày 27-7 hằng năm là Ngày Thương binh-Liệt sĩ của cả nước.

Từ những cột mốc ấy, đến bây giờ ở khắp nơi, các nghĩa trang liệt sĩ trong cả nước đều uy nghiêm biểu thị đạo lý trên. Tên tuổi, công lao của các anh hùng liệt sĩ đời đời còn mãi! Nó cũng trở thành biểu tượng bất diệt của chủ nghĩa yêu nước.

Trong Trường ca “Kể chuyện rong về những ngày có giặc”, tác giả viết những câu thơ thật xúc động, tự hào: “... Ôi Việt Nam núi gấm sông thêu/ Muốn được ngâm thơ, phải làu làu binh pháp/ Ba trang sử thì hai trang trận mạc/ Mẹ phải hóa anh hùng khi đầu bạc răng long/ Treo ảnh con, ảnh cháu, ảnh chồng/ Dưới cờ đỏ, trên bàn thờ Tổ quốc...”.

Một nghìn năm Bắc thuộc, một trăm năm chống Pháp và Mỹ, lịch sử Việt Nam là một lịch sử đặc biệt-luôn đối đầu với các kẻ địch hùng mạnh nhất và vì thế, sự hy sinh là vô bờ bến! Chỉ cần không phụ và biết tri ân công ơn ấy như tri ân tổ tiên nhà mình, thì hương hồn các liệt sĩ trên trời cũng bớt ngậm ngùi, thì “củi vào lò” đã không nhiều đến vậy. Được thế, công cuộc chấn chỉnh của “người đốt lò vĩ đại” mới sớm thành công và nhất định sẽ thành công! Vì, đạo lý ấy không dung “sâu mọt”.

ĐỖ TRUNG LAI

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.