Khó thế, với nhiều người cả đời nhận và dùng tiền mặt quen rồi, nay lại cao tuổi, già yếu, bệnh tật, đến dùng điện thoại thông minh còn không biết. Nhưng điều các cụ lo lại đã có phương án, đơn giản là ủy quyền cho con, cháu hay người thân quen, tin cậy. Và thế là, sau bao tháng năm mời gọi, khuyến khích và khuyến mãi thanh toán qua các dịch vụ số, quy định “đùng một cái” đã đưa bộ phận dân cư già cả vào xã hội số.

leftcenterrightdel
Cụ A Díp (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) dạy các em nhỏ ở buôn làng cách chơi chiêng. Ảnh: BẢO HƯNG 

 

Thêm một lần nữa, việc phải làm và có căn cứ thực tế thực hiện để thay đổi thói quen sống đã diễn ra về cơ bản là thông đồng bén giọt. Rồi một ngày mới nhất, người gửi tiền kiện Phòng giao dịch Cam Ranh thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Chi nhánh Khánh Hòa đã được tòa án xử thắng kiện bởi quy trình rút tiền của ngân hàng này có nhiều sai sót, dẫn đến người gửi bị thiệt hại.

Cũng rất mới, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã khuyến cáo các ngân hàng cần áp dụng dữ liệu lớn, phân tích thói quen sử dụng tài khoản của mỗi khách hàng để kịp thời cảnh báo cho khách hàng khi có giao dịch bất thường.

Chuyện thuận là vậy, nhưng ở phường nọ, người dân đến làm công chứng lại chưa thể thanh toán qua tài khoản mà vẫn dùng tiền mặt. Hay ở chi nhánh bưu điện kia, việc đóng và rút tiền bảo hiểm vẫn cần sổ hộ khẩu... Thế đấy, xã hội số, cuộc sống số phải được thực hiện đồng bộ mọi khâu. Người có hàng chục, hàng trăm tỷ đồng hay người bán mớ rau, con cá, người già yếu nằm nhà, nằm viện đều phải được tạo điều kiện thuận lợi và được bảo vệ trước cơ man thủ đoạn công nghệ để tung tin giả dối và lừa đảo ngày càng tinh vi. 

NGUYỄN MẠNH