Tuy nhiên, ông đã từ chối lời mời vì lý do, hôn nhân của ông bà rất đẹp, nhưng đến thế hệ con cháu thì không còn giữ được. “Con gái tôi ly dị chồng. Mấy đứa cháu thì hay cãi lời ông bà, cha mẹ. Gia đình như thế chưa thể gọi là “tuyệt vời” theo tinh thần của chương trình”, ông nói.

leftcenterrightdel
 Đồi chong chóng hạnh phúc. Ảnh: LÂM VĂN ĐỜI

 

Chuyện này là một góc nhìn cận cảnh của bức tranh gia đình Việt thời hiện đại. Trong quan hệ gia đình, đang có sự dùng dằng, mâu thuẫn, sàng lọc, tiếp biến... giữa cũ và mới, truyền thống và hiện đại, bảo tồn và đào thải... giữa các thế hệ.

Bảo tồn giá trị truyền thống của gia phong là vấn đề mang tính thời đại. Ở đó, sự phân định đúng-sai, phải-trái, mới-cũ... trong quan hệ gia đình bị chi phối bởi các yếu tố xã hội. Khi đời sống xã hội biến đổi không ngừng, gia đình, với tư cách là tế bào của xã hội, cũng thay đổi theo. Những chuẩn mực gia phong theo quan niệm xưa về “trung, hiếu, tiết, nghĩa” hay “tam tòng”, “tứ đức”... có sự chuyển dịch, thay đổi về nội hàm, đặc biệt là trong quan niệm của người trẻ.

Gia phong là tinh túy văn hóa của gia đình Việt. Giữ nền nếp gia phong không phải là ôm khư khư những quan niệm cổ hủ, nhưng cũng không thể dễ dãi kiểu “dân chủ quá trớn”. Gia đình không thể giữ cái tinh túy ấy bằng sự áp đặt, bảo thủ; nhưng nó sẽ nhanh chóng bị phá vỡ nếu coi nhẹ, cắt đứt sợi dây gắn kết gia đình.

Sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ là bất biến. Còn những yếu tố khác, cần có cái nhìn thông thoáng, cởi mở hơn theo xu thế thời đại.

PHAN TÙNG SƠN