- Vâng ạ! Thế thầy...

- À, tớ trong ban giám khảo. Công bây giờ ở đơn vị nào nhỉ?

- Báo cáo thầy, em học xong ở lại trường làm giảng viên ạ!

- Tốt quá. Mà nhanh thật đấy nhỉ! Mới đó mà đã gần chục năm rồi!

Thầy Quảng vừa nói vừa ngồi xuống ghế đá gần đó. Công cũng đặt ba lô rồi ngồi cạnh thầy. Sau hồi trò chuyện, thăm hỏi xã giao, Công gợi nhắc lại kỷ niệm với người thầy đáng kính, một kỷ niệm mà suốt đời Công không quên được.

leftcenterrightdel
 Minh họa: PHÙNG MINH

 

Ngày ấy, Công là cán bộ trẻ, được nhà trường chọn cử tham gia học lớp đào tạo cán bộ. Do nhà trường chủ trì đào tạo gặp khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất nên mượn trường của Công làm địa điểm tổ chức khóa học, thành ra Công thành “chủ nhà”. Chính từ lợi thế ấy tạo cho Công sự chủ quan, đôi khi lơ là việc học. Đối với những môn học lý luận cơ bản được coi là “sở trường”, ví như môn do thầy Quảng phụ trách, Công khá chểnh mảng khi ngồi nghe giảng. Có lần, thầy Quảng không hài lòng khi thấy Công trả lời lúng túng những câu hỏi mà thầy đặt ra do đang mải làm việc riêng.

Ở môn của thầy Quảng, theo quy định, học viên sẽ viết bài tiểu luận để làm điều kiện thi kết thúc môn học. Thời điểm ấy, do bận việc gia đình nên đến ngày nộp tiểu luận mà Công vẫn chưa kịp làm. Thấy Phú, bạn cùng tổ nhắc, Công hốt hoảng hỏi lại chủ đề rồi gọi điện khắp nơi để xin “phỏm”. Cuối cùng, được một người bạn học cùng lớp ngày xưa gửi cho “phỏm”, do tin tưởng bạn, lại không kịp kiểm tra, Công “chuyển tiếp” luôn cho Phú nhờ in, làm giúp bìa rồi đóng quyển, nộp cho thầy.

Phú cũng tin tưởng Công, nhận tài liệu vội tải xuống, mang đi in rồi đóng bìa giúp bạn. Đến lúc nộp bài, vô tình mở ra đọc, Phú tá hỏa khi thấy chủ đề bài tiểu luận khác hoàn toàn với chủ đề thầy giáo yêu cầu. Phú vội xin “khất” thầy rồi chạy ra ngoài gọi điện báo cho Công. Qua điện thoại, giọng của Công lắp bắp: “Sao lại thế được nhỉ? Tớ đã nói rõ thế rồi cơ mà? Sao có thể nhầm được chứ?”. Sau đó, Công vội vàng bắt xe lên trường để xử lý cho kịp thời gian.

Vì chưa chuẩn bị nội dung, thời gian lại gấp nên Công tìm đến các bạn nữ trong lớp nhờ “trợ giúp”, vì nghĩ các bạn nữ sẽ làm bài cẩn thận hơn. Xin được “phôi” về, chỉ cần sửa lại chút ít là thành bài của mình. Với sự “nhanh trí” ấy, Công đã hoàn thành bài tiểu luận, nộp cho thầy đúng thời gian. Tối hôm ấy, đang chuẩn bị đi ngủ thì điện thoại của Công có số máy lạ gọi đến. Qua điện thoại, giọng của thầy Quảng rất nghiêm: “Cậu lên phòng nghỉ của giáo viên gặp tôi gấp”. Công hốt hoảng chạy lên phòng của thầy. Đến nơi, Công thấy bài tiểu luận của mình để trên mặt bàn làm việc của thầy Quảng. Vừa thấy Công đến, thầy Quảng liền hỏi:

- Có phải bài tiểu luận này do cậu làm không?

- Dạ... Đúng là em làm ạ!

- Thế cậu... giới tính linh hoạt à?

- Dạ... nghĩa là... sao ạ?

Thầy Quảng lật trang gần cuối bài tiểu luận, chỉ cho Công xem phần liên hệ bản thân, nơi có dòng chữ “là nữ cán bộ trẻ trong Quân đội” được thầy gạch đỏ đậm dưới chân. Công đỏ bừng mặt, ấp úng mãi không nói nên lời...

***

Ngồi cạnh thầy sau nhiều năm không gặp, nhắc lại chuyện cũ, giờ Công vẫn còn ngại. Công cười ngượng:

- May lần ấy thầy cho em cơ hội sửa lại bài tiểu luận, nếu không thì...

- Lần đó tôi rất giận, vì thấy cậu tự tin thái quá, nghĩ mình “biết tuốt” nên lơ là việc học.

- Vâng! Sau lần “giới tính linh hoạt” ấy, em đã rút ra bài học quý giá cho bản thân và luôn lấy tấm gương của thầy để phấn đấu, rèn luyện ạ.

- Cảm ơn cậu đã đề cao tớ. Nhưng trong hội thi lần này, tớ sẽ không châm chước đâu nhé...!!!

 

Truyện vui của VĂN CHIỂN