Ông Nguyễn Thế Hồng là một doanh nhân đam mê sưu tập cổ vật, nhất là những cổ vật về văn hóa, lịch sử của dân tộc. Hiện nay, Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng của ông ở TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đang lưu giữ hàng nghìn hiện vật có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử; trong đó có chiếc thạp đồng Đông Sơn hơn 2.300 năm tuổi đã được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia vào ngày 30-1-2023. Được xây dựng từ năm 2017, đến nay, bảo tàng của ông đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày, giới thiệu các bộ sưu tập có giá trị phục vụ học sinh, sinh viên, du khách, các nhà nghiên cứu và nhân dân...

leftcenterrightdel
Thạp đồng trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng. Ảnh: Giang Huy 

 

Ông Nguyễn Thế Hồng nhiều lần khẳng định: Nhờ có chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa của Đảng và Nhà nước, ông mới được phép xây dựng bảo tàng tư nhân để thực hiện niềm đam mê sưu tập cổ vật của mình. Đặc biệt, nhờ sự hỗ trợ tích cực, trách nhiệm của Chính phủ và các ngành chức năng, ông mới có thể hoàn tất các thủ tục pháp lý vô cùng chặt chẽ và phức tạp để “chuộc” được ấn vàng về nước.

Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là những tài sản vô giá của dân tộc. Có những tài sản cần nhiều tiền để bảo tồn, gìn giữ và phát huy; nhưng cũng có những tài sản nhiều tiền vẫn không bảo tồn, gìn giữ và phát huy được, nếu không có tình yêu và ý thức văn hóa của mỗi cá nhân và cộng đồng. Câu chuyện “chuộc” được ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và hoạt động của Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng trên đây chỉ là một dẫn chứng cụ thể trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực thực hiện.

  MAI NAM THẮNG