Việt Nam cũng vậy. Đó là những dòng họ có truyền thống gia phong, những gia tộc biết giữ gìn, phát huy những nền nếp tốt đẹp để đóng góp cho cộng đồng và dân tộc các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể cao quý.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet  

Gia phong là một khái niệm văn hóa, chỉ nền nếp, quan niệm và cách ứng xử trong gia đình. Gia phong được hình thành, giữ gìn, phát huy khi các thế hệ trong gia đình có sự giáo dục và rèn luyện. Tháng 1-1959, phát biểu tại Hội nghị dự thảo Luật hôn nhân và gia đình, Bác Hồ nói: “... nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt...”. Đó là cách nói giản dị của bậc túc nho về gia phong; là tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa gia đình.

Thời hiện đại, cấu trúc và quan hệ gia đình có những thay đổi đáng kể, nhiều quan niệm truyền thống không còn phù hợp. Tuy nhiên, gia phong vẫn là cốt lõi của văn hóa gia đình. Vì vậy, những gia đình có gia phong cần thường xuyên khuyên dạy con cháu giữ gìn và phát huy gia phong như một giá trị làm người. Đồng thời, mọi gia đình đều phải cố gắng tạo dựng gia phong bằng sự phấn đấu của các thế hệ sinh thời. Những yếu tố tích cực cần được chú trọng của gia phong là: Ý thức phấn đấu, ý chí vươn lên, kính trên nhường dưới, ông bà mẫu mực, cha mẹ nêu gương, vợ chồng chung thủy, anh em hòa thuận, con cháu hiếu thảo... cùng đó là nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội.

Gia phong là di sản văn hóa của phương Đông. Ngày nay, trong xu thế “sống chậm” để đối phó với những tác động tiêu cực của “văn hóa kỹ trị”, nhiều quốc gia văn minh phương Tây cũng đề cao gia phong, coi đó không chỉ là một động lực tinh thần thôi thúc mọi người phấn đấu, mà còn như một cơ chế tự bảo vệ, chống lại sự tha hóa của lối sống gấp, thực dụng... Theo đó, gia phong đang là một giá trị hiện đại của nhân loại thời nay.

 MAI NAM THẮNG