leftcenterrightdel
 Ban tổ chức Cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ-2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân thăm hỏi, khám sức khỏe các cựu chiến binh ở Điện Biên Phủ.

Tâm sự trên đây trở thành chủ đề bàn luận của nhóm bạn bè. Nhiều người đồng tình, nhưng cũng không ít người nghĩ khác. Xã hội và thiên nhiên luôn vận động, phát triển và đào thải. Đó là quy luật bất khả kháng. Ngoài việc bảo vệ và bảo tồn các hiện vật gốc và hiện trường thực địa, có rất nhiều cách để giữ gìn các di tích lịch sử, trong đó có những biện pháp dựa vào thành tựu của khoa học-công nghệ để lưu giữ, phục dựng, phục chế... Nhờ vậy, thế hệ mai sau nếu muốn tìm hiểu một sự kiện trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chẳng hạn, thì ngoài việc đến thực địa, hỏi chuyện nhân chứng, đọc tài liệu lịch sử, xem các bức ảnh hay bộ phim liên quan... thì họ còn có thể xem các hình ảnh 3D “y như thật”. Điều quan trọng là xử lý các tài liệu ấy như thế nào, điều đó phụ thuộc rất lớn vào công việc giáo dục truyền thống để họ thấu đáo các giá trị lịch sử.

Một hiền triết La Mã nói rằng: “Tất cả lịch sử đều là đương đại”, tức là những giá trị của quá khứ luôn song hành với mọi thời đại. Hiểu như thế để tin yêu, trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, giáo dục và phát huy những giá trị lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhờ đó, từ một “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, dân tộc ta đã tiếp tục làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” và đang nỗ lực làm nên một Điện Biên Phủ trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển.

TUYÊN HÓA