Ông nhà tôi câu được con cá rõ lớn cũng xẻ ra cho các nhà”. “Đường làng ngõ xóm quê tôi giờ lắp cam (camera) hết cả rồi. Vốn xưa an ninh nay càng thêm yên tâm. Nhà tôi chia nhau rời quê đi làm xa, cửa giả cứ khóa để đấy quanh năm”...
Những chuyện quê như trên tôi nghe được từ nhiều người các tỉnh đến làm ăn, sinh sống tại Hà Nội nhưng có lẽ cũng một phần ngẫu nhiên mà từ huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là nhiều nhất.
|
|
Phát cơm miễn phí cho người dân tại đường số 550 Phạm Văn Đồng, phường 13 quận Bình Thạnh. (Ảnh: Thanhuytphcm.vn) |
Chỉ cách TP Thanh Hóa 40-50 cây số nhưng vùng đất bán sơn địa Triệu Sơn vẫn đậm chất quê mùa chất phác. Từng đến công tác hay thăm thú nơi đây, tôi phần nào được thấy, được hưởng sự ấm áp của cảnh quê, tình quê.
Mới nhất, người bà con của tôi từ Phú Thọ lặn lội về thăm gia đình con gái lấy chồng ở Triệu Sơn. Có ở ít ngày chị mới hiểu tại sao con gái cưng của chị ưng về làm dâu đất này. Thì ra, chàng rể đi làm ở huyện khác, cuối tuần mới về. Con gái chị dạy học trường làng, một thân một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm lo vườn tược. Vậy mà nhà cửa lúc nào cũng ngăn nắp gọn gàng, lại còn mấy mái gà đẻ, đàn ngan vịt tíu tít trong vườn, ngoài sân. Hóa ra cô giáo đi dạy học ở trường, cửa nhà để mở thì có “bà tiên cô Tấm” hàng xóm đến giúp. Có bữa còn nấu cơm, nhặt rau chờ sẵn. “Cô dạy con cháu chúng tôi học, chúng tôi đỡ đần cô được chút nào là thấy vui chút đó”-các bà, các chị hàng xóm nói thật lòng.
Cuộc sống thị trường, thương mại hóa đang lan đến những vùng đất như Triệu Sơn. Nông thôn mới cũng đã rõ dáng hình. Nhưng mong muốn vạn sự biến đổi vẫn còn tình làng nghĩa xóm như chất keo tinh tế, bền chắc, đem lại sự an yên, ấm áp cho mỗi mái nhà.
NGUYỄN MẠNH