leftcenterrightdel
Bác Nguyễn Thị Ni, cựu tù chính trị Côn Đảo cùng cán bộ, đoàn viên cơ quan Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, thăm di tích nhà tù Côn Đảo. 

Thoạt đầu, tôi đã suy nghĩ vậy nhưng khi cùng các con, các cháu trong gia đình chầm chậm bước qua cổng thành mới thấy chủ ý của Ban quản lý di tích thật sâu sắc. Thì chính tôi muốn đám trẻ nhà mình dần biết sống có tình có nghĩa nên mới đưa chúng đến đây. Trẻ con thì đã biết gì? Đúng vậy, nhưng mọi điều phải có sự bắt đầu. Một buổi thăm Thành cổ và bờ sông Thạch Hãn không thể giúp các cháu biết được nhiều về chiến tranh, về đổ máu hy sinh vì Tổ quốc, song đó sẽ là khơi gợi, là ký ức tuổi thơ. Đó cũng là thực tế bổ trợ cho những trang sách giáo khoa và bài giảng của thầy cô.

Chúng tôi có nhiều đoàn, tốp khách cũng dành thời gian tách ra khỏi Festival Huế đông vui để đến đứng giữa nắng hè chói chang cuối tháng 6 thắp hương trước nấm mộ chung của các liệt sĩ Thành cổ. Có đoàn là các cựu chiến binh từng chiến đấu ở các chiến trường khác, có đoàn như cán bộ, công nhân từ tận Cà Mau ra thăm viếng và báo công trước các linh hồn liệt sĩ... Đã 50 năm cuộc chiến kiên cường 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, tháng 7 cũng là dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, chắc hẳn mọi người trên mọi miền cả nước sẽ về đây đông lắm...

Đất nước và mọi thế hệ người Việt Nam đã và sẽ không bao giờ vô tình bởi biết truyền dạy, nhắc nhở và dẫn dắt nhau sống theo đạo lý "uống nước nhớ nguồn". Đạo lý ấy là điểm tựa, là phù sa tươi mát và thanh lọc cuộc đời.

MẠNH HÙNG