Nhưng có một ý kiến khác cho rằng: Nếu làm đề án, sẽ dễ được thông qua, nhưng liệu có nên không?
Ca sĩ nói chuyện với công chúng bằng nhạc phẩm. Nhà văn nói chuyện với công chúng bằng và thông qua hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Còn nhà báo nói chuyện với công chúng, bạn đọc bằng thông điệp thông qua tác phẩm báo chí. Ca sĩ, nhà văn hay nhà báo sống với người hâm mộ và công chúng của mình.
Với nhà báo, người tôn vinh họ là công chúng và dư luận xã hội (DLXH). Tức là nhà báo phải có tác phẩm, sản phẩm báo chí do họ sáng tạo ra, làm ra, đáp ứng được mong đợi của công chúng và DLXH; như Karl Marx nói: “Sản phẩm truyền thông là DLXH”. Tức là nhà báo phải được công chúng yêu quý, do anh ta luôn cung cấp cho công chúng những thông tin sự kiện và vấn đề thời sự nóng hổi, gắn với mong đợi và lợi ích của họ; luôn sẵn sàng giải thích và giải đáp những sự kiện, vấn đề thời sự mà công chúng quan tâm và muốn biết một cách thuyết phục.
|
|
Các phóng viên của Báo QĐND với "cây gậy Trường Sơn" quen thuộc không ngại lội bùn đất để ghi lại những hình ảnh chân thực nhất tại nơi sạt lở đất. |
Ở Việt Nam, nhà báo phải nói lên được “ý Đảng, lòng dân”. Công chúng và DLXH là nguồn sức mạnh khó thay thế của báo chí và nhà báo, là nguồn cơn của sức sống báo chí, là gốc rễ của nghề báo. Và như lẽ tự nhiên, đó cũng là sức sống, là niềm tin chính trị của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Báo chí là cơ quan ngôn luận của tổ chức trong hệ thống chính trị. Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí như chiếc cầu nối giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng, Nhà nước. Báo chí như cây cầu có lối đi hai chiều, chứ không phải cắm biển một chiều.
Vậy nên, danh hiệu của nhà báo, nên để công chúng, bạn đọc tôn vinh và công nhận.
PGS, TS NGUYỄN VĂN DỮNG