Ngay ở quê gốc của tôi, làng Thị Cầu và làng Ném Thượng (nay đều thuộc các phường của TP Bắc Ninh), vốn là làng quan họ xưa, mọi người cũng truyền nhau như vậy. Có người tỏ ra hiểu biết hơn an ủi: “Thì có danh hiệu rồi Nhà nước sẽ đầu tư bảo tồn, phát triển...”.

Họ nói đều có phần đúng, UNESCO không có ngân quỹ và không có nghĩa vụ, quy định nào chi tiền cho việc này, còn Nhà nước ta có hỗ trợ hay đầu tư cũng chỉ là số vốn ít ỏi so với nguồn nhân lực và tài lực khổng lồ cần thiết. Di sản trước hết là của dân, do dân đời này tiếp đời khác sáng tạo, gìn giữ. Vai trò của Nhà nước là quản lý, định hướng, chỉ đạo, tổ chức để dù trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đến đâu người dân vẫn thể hiện tình yêu, trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong cuộc sống hôm nay và mai sau. Sau những luồng suy nghĩ bột phát ban đầu, chính những người dân Bắc Ninh, Bắc Giang đã chủ động, tự giác phát huy vị thế chủ nhân của những người "đất lề quê thói" để các làn điệu dân ca quan họ luôn cất lên sống động, ngọt ngào.

leftcenterrightdel
Hát Quan họ Bắc Ninh. Ảnh: TRỌNG HẢI 

 

Đâu chỉ lời ca, miếng trầu, áo tứ thân, nón ba tầm... đâu chỉ hội Lim, Trung tâm Văn hóa Quan họ mà ai ai cũng đồng hành với liền anh, liền chị để có quan họ trong những ngày gặp mặt, đón khách, trong đám cưới, liên hoan nhà nhà.

Không chỉ quan họ mà mọi di sản dù được xếp hạng hay không trên đất nước ta đều mãi cần sống trong dân, do dân và vì dân.

NGUYỄN MẠNH