leftcenterrightdel
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Ảnh minh họa: Tuyengiao.vn. 

 GS Nguyễn Quang Thái từ tốn đáp: "Thật vui khi tao ngộ PGS, đề nghị thầy cứ tiếp tục giảng, sự học ngày nay là như vậy, sáng làm thầy, chiều làm trò là chuyện bình thường". Câu chuyện của GS Nguyễn Quang Thái, phản ánh nét mới trong điều kiện "xã hội học tập" ngày nay. Sự học là công việc suốt đời và mối quan hệ thầy-trò có sự đan xen, pha trộn, tổng hòa chứ không còn rành mạch, rõ ràng ngôi thứ như trước. Hiện có rất nhiều người trẻ nhưng lại là người dạy kỹ năng sống cho người già. Tôi có một người bạn là PGS, TS giáo dục học, anh mới ngoài 30 tuổi nhưng là chuyên gia tâm lý-giáo dục có tiếng. Anh được rất nhiều trí thức tuổi cao kính trọng gọi là "thầy", dù anh không lên lớp dạy họ buổi nào.

Dân tộc ta có truyền thống "tôn sư trọng đạo", ấy là truyền thống quý báu, là cội nguồn động lực cho khát vọng hùng cường của đất nước. "Vạn thế sư biểu" Chu Văn An từng nói: "Ta chưa từng thấy nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được". Trong sự tiếp biến truyền thống "tôn sư trọng đạo" ngày nay, mối quan hệ thầy-trò đã ngày càng gần gũi, thân thiện, bình đẳng hơn trước rất nhiều. Nhận thức được điều ấy, người trong vai "thầy" càng phải nâng tầm mình lên, tôn trọng, thấu hiểu "trò" nhiều hơn. Ngược lại, người "trò" ngày nay càng thông minh thì càng biết giữ lễ, hiểu rõ rằng người "thầy" cũng là con người, cũng có thể còn điểm này, điểm kia chưa được "mực thước", để khéo góp ý cho thầy. Có như thế, truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc mới phát triển lên tầm cao mới! 

HỒNG HẢI