Bây giờ, nhiều cán bộ cấp trên đi xuống địa phương, vẫn còn hiện tượng "trống giong cờ mở"! 

leftcenterrightdel
 Cán bộ, chiến sĩ giúp nhân dân dựng lại nhà sau bão. Ảnh: PHAN TIẾN DŨNG

Lại nhớ Bác Hồ, đi thì gọn nhẹ, đến thì tự thăm đồng bãi của nông dân, hoặc tự xem công trường, nhà ăn, thậm chí cả nhà vệ sinh của cán bộ, công nhân, viên chức. Có khi, Người còn đem cơm nắm đi, ăn cùng cảnh vệ cho đỡ phiền địa phương. Ông Nguyễn Trường Tộ mất năm 1871, tức là trước khi Bác của chúng ta ra đời 19 năm. Ông Tộ, tất nhiên là không biết Bác, thế mà nghĩ, viết và làm như thế. Hóa ra, khi đã yêu dân, khi đã giản dị lão thực, thì các “đại nhân” đều nghĩ như nhau, hành động như nhau-đều lấy ích quốc, lợi dân để xác định lề lối làm việc của mình.

Ta đang thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhắm tới một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Gần thì học Bác Hồ, xa nữa thì đừng quên học những người như ông Tộ. Làm quan (xưa), làm cán bộ lãnh đạo (nay), mà sa vào vòng quan liêu-xa dân-xa và ngại việc, thì trước hết là có hại cho dân, cho nước; sau nữa là có hại cho chính mình, vì đã như thế, tất là đã/đang và sẽ suy đồi/suy thoái đạo đức, dễ mất cả phúc đức của con cháu sau này!

Gần dân, để "tìm hiểu những uẩn khúc của họ", để biết việc, biết làm những việc có ích cho dân; như ông Tộ nói và làm trước kia cũng như Bác của chúng ta nói và làm sau này, chính là để dân lại tin yêu Đảng, tin yêu Nhà nước như xưa, đó là cái phúc của dân tộc, cũng là của Đảng vậy.

Cũng dễ hiểu, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải khuyến cáo, việc nước đừng để “trên nóng, dưới lạnh”!

ĐỖ TRUNG LAI