Sau này, mỗi lần động viên, căn dặn cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, sinh viên, học sinh, Bác Hồ luôn nhấn mạnh đức tính thật thà trong dạy và học.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) 

Cùng với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp “trồng người”, ngành giáo dục cũng bộc lộ những yếu kém, điển hình là “bệnh thành tích”, với sự thiếu trung thực trong quản lý, giảng dạy, học tập, thi cử; hình thức trong thi đua, khen thưởng... Đây là sự giả dối, trái ngược với quan điểm thật thà trong giáo dục của Bác Hồ. “Bệnh thành tích” xuất hiện trong lời nói, việc làm của một số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Vì chạy theo thành tích nên xuất hiện tình trạng “bội thực” điểm 10, “lạm phát” khen thưởng; nhiều giáo viên đánh vật với mục tiêu là tỷ lệ học sinh giỏi vô lý; có phụ huynh vì tâm lý “con mình phải hơn con người” nên thúc ép con học thêm quá sức mà không quan tâm phát triển năng lực bản thân học sinh. Bởi vậy, dư luận mới băn khoăn khi có những lớp học gần 100% học sinh đều đạt học sinh giỏi (?)

    Nhìn rõ “bệnh thành tích” trong giáo dục và sử dụng “liều thuốc” đặc trị căn bệnh này là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Vì vậy, phải thay đổi tư duy của cán bộ quản lý, giáo viên; ban hành cơ chế quản lý giáo dục phù hợp. Ngành giáo dục cần bãi bỏ các quy định hình thức, cứng nhắc, không phát huy được tính sáng tạo ở các cơ sở giáo dục; thay đổi nội dung, hình thức thi cử; phong trào thi đua của ngành phải thực chất, tiêu chí phù hợp; học sinh, phụ huynh cần loại bỏ tư tưởng học vì bằng cấp... Như vậy, chúng ta sẽ xây dựng được nền giáo dục thật thà như Bác Hồ kính yêu căn dặn.

NGUYÊN THẮNG