Hơn 10 năm qua, bà đã một mình đứng đơn kiện 26 công ty hóa chất Mỹ lên Tòa đại hình Evry ở thủ đô Paris (Pháp) theo luật hiện hành để đòi công bằng cho hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam trước đây.
|
|
Các nữ quân nhân bệnh viện dã chiến cấp 2 (số 3) lên đường đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, ngày 24.3.2021 |
Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại, cùng rất nhiều thủ tục pháp lý phức tạp và tốn kém, nhưng bà vẫn quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng. Nhiều bạn bè, nhân sĩ, chính khách... nước ngoài đã nhiệt tình ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần và trợ giúp pháp lý cho bà. Điều đó giúp bà thêm động lực để tiếp tục cuộc đấu tranh, như bà từng phát biểu: “Tôi thấy mình được tôn trọng. Tôi biết mình không đơn độc. Tôi không thể chùn bước”.
Tháng 5-2021, tòa án ra phán quyết bác đơn kiện của bà. Từ đó bà đã nhiều lần trở về Việt Nam để củng cố hồ sơ, tiếp tục khởi kiện vì công bằng và công lý. Đây cũng là cách để lan tỏa tâm nguyện của bà tới cộng đồng, mong xã hội cùng chung tay vì cuộc sống của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Tôi gặp và trò chuyện cùng bà tại một sự kiện văn hóa cuối năm 2022 ở Hà Nội. Nhắc lại phán quyết trên đây của tòa án nước ngoài, bà nói: "Dù sao sau 19 phiên thủ tục kéo dài suốt 9 năm, mỗi phiên tòa đã là một bước tiến của những người ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Tôi khởi kiện là muốn có một án lệ mà theo đó, nạn nhân chiến tranh ở các nước trên thế giới cũng có thể đi đòi công lý cho mình".
Báo chí nước ngoài từng gọi bà là “Nguyên đơn của phiên tòa lịch sử”, là “Người đàn bà mạnh mẽ”, là “Bông hồng trong bão tuyết”... Với tôi, bà trước hết là một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu.
MAI QUẢNG BÌNH