Sản lượng lúa ở đây là quá nhỏ so với Đồng bằng sông Cửu Long nhưng hương thơm là các giá trị từ thiên nhiên, thổ nhưỡng, văn hóa các dân tộc từ những thửa ruộng này lại vô cùng lớn. Nếu biết khai thác, nó có giá trị cao gấp nhiều lần giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

leftcenterrightdel
 Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào mùa lúa chín. Ảnh: TTXVN 

 

Nghe Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu, tôi chợt nhớ tới những đoàn xe chở dưa hấu, mít, thanh long... không xuất khẩu được phải đổ bỏ; những luống rau xanh tốt không bán được phải bỏ đi; những lần “giải cứu” nông sản của các nhóm thanh niên tình nguyện...

Nông nghiệp nhiều nước trên thế giới đang có cuộc chuyển đổi mạnh mẽ vào việc nâng cao hiệu quả, chuyển từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”, phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp du lịch bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người. Nông nghiệp Việt Nam muốn phát triển bền vững, hiệu quả cũng phải đi theo xu thế này. Tuy nhiên, bản thân từng hộ nông dân đơn lẻ thì không thể thực hiện thành công sự chuyển đổi ấy, cần phải có sự liên kết giữa các hộ nông dân, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp thương mại để hình thành chuỗi giá trị... Nếu làm được điều này thì không chỉ có nông dân Mù Cang Chải trồng lúa để bán hương nữa mà sẽ có nhiều nơi trồng xoài, trồng thanh long, trồng vải, trồng nhãn để... bán hương.

ĐỖ PHÚ THỌ