Để Lịch sử không còn khô khanĐể Lịch sử không còn khô khan
Môn Lịch sử đã và đang được quan tâm đổi mới cách dạy và học để ngày càng trở nên hấp dẫn, gần gũi và hiệu quả với học sinh; qua đó bồi đắp kiến thức, tình yêu quê hương, đất nước với giới trẻ. Bàn về câu chuyện này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ (TS) Nguyễn Đình Quỳnh, Học viện Chính trị khu vực 1 (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) và TS Trương Thị Bích Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Xem tiếp
Góp phần lan truyền tri thức văn hóaGóp phần lan truyền tri thức văn hóa
Lý luận, phê bình điện ảnh là lĩnh vực chuyên môn, khoa học chưa được phát triển đúng mực ở nước ta hiện nay. Theo PGS, TS Hoàng Cẩm Giang, Trưởng bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì rộng hơn câu chuyện của lý luận, phê bình điện ảnh là lan truyền tri thức văn hóa trong cuộc sống, để nâng cao năng lực thẩm mỹ của công chúng, góp phần tạo hệ sinh thái hoàn thiện cho điện ảnh phát triển.
Xem tiếp
Tây Nguyên muôn màu trong bản sắc chungTây Nguyên muôn màu trong bản sắc chung
Văn học-nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn là một phần hòa quyện chặt chẽ vào nền VHNT cả nước. Với đặc điểm hội tụ 54 dân tộc anh em, VHNT các DTTS vùng Tây Nguyên mang bản sắc độc đáo riêng trong sự đa dạng của các dân tộc. Qua những chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân của nhà văn Niê Thanh Mai, Phó chủ tịch Hội VHNT các DTTS Việt Nam, Chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về điều này.
Xem tiếp
Còn nhiều thách thức mớiCòn nhiều thách thức mới
Khi chia sẻ câu chuyện về âm nhạc cách mạng, Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho rằng, dù khai thác từ góc độ nào thì hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong quá khứ hay hiện tại vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho âm nhạc. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, để có tác phẩm đọng lại trong tim người nghe lâu dài là thách thức không hề nhỏ cho người sáng tác cũng như hoạt động âm nhạc.
Xem tiếp
Cần visa thông hành cho “sứ giả” ẩm thực ViệtCần visa thông hành cho “sứ giả” ẩm thực Việt
“Đọc cuốn sách “Trăm năm phở Việt” của nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng, tôi rất ấn tượng với đánh giá của ông, rằng “phở là một món ăn không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, có thể ăn sáng, trưa, chiều, tối, không có món ăn nào lăn lộn với dân tộc Việt như phở”. Bởi vậy, phở cần được nhìn nhận không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn là một di sản văn hóa ẩm thực”. Đó là chia sẻ của nghệ nhân ẩm thực Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định với Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần, khi nói về câu chuyện phở Việt.
Xem tiếp
Tri ân bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩaTri ân bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa
Trung tướng Phùng Khắc Đăng, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam khi kể về đồng đội mình luôn nhắc đến công lao to lớn của các thế hệ đã hy sinh cho dân tộc. Ông cũng khẳng định, sự biết ơn, tri ân người có công với đất nước đã trở thành truyền thống, đạo lý sống, được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ, thực hiện bằng những hành động thiết thực, ý nghĩa.
Xem tiếp
Vì đất nước trường tồn, vì giang sơn cường thịnhVì đất nước trường tồn, vì giang sơn cường thịnh
Ngày 19-7-2024, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Quân đoàn (20-7-1974 / 20-7-2024). Nhân dịp này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện thân tình với Thiếu tướng Trương Ngọc Hợi, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân đoàn 4.
Xem tiếp
Cổ phục Việt và câu chuyện công nghiệp văn hóa Cổ phục Việt và câu chuyện công nghiệp văn hóa
Cổ phục với những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, tính thời trang và tinh thần tự tôn dân tộc đang dần được quan tâm, phổ biến trong đời sống xã hội. Khai thác các giá trị của cổ phục nói riêng và văn hóa nói chung trở thành nguồn lực cho kinh doanh cũng như phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta đặt ra những vấn đề mới. Những chia sẻ của nhà nghiên cứu, thiết kế và phục dựng trang phục cổ Nguyễn Đức Lộc với phóng viên Báo Quân đội nhân dân sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về câu chuyện này.
Xem tiếp
Hướng tới triết lý giáo dục nghệ thuật liên ngànhHướng tới triết lý giáo dục nghệ thuật liên ngành
Giáo dục nghệ thuật theo hướng liên ngành, đa ngành đang là xu hướng được quan tâm hiện nay, nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong phát triển công nghiệp văn hóa-sáng tạo của đất nước. Mới đây, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được ra mắt đã khẳng định vai trò của một đơn vị đào tạo về liên ngành, sáng tạo và nghệ thuật theo hướng này. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc phỏng vấn Phó giáo sư (PGS), Tiến sĩ (TS) Nguyễn Văn Hiệu, Hiệu trưởng nhà trường.
Xem tiếp
Chồng chéo pháp luật làm suy yếu quản lý nhà nướcChồng chéo pháp luật làm suy yếu quản lý nhà nước
Đến nay, nước ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, điều chỉnh toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản dưới luật, các quy định, chưa bảo đảm tính thống nhất. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Xem tiếp
go top