Trung thu đầu tiênTrung thu đầu tiên
Trăng tháng tám vành vạnh. Đoàn từ thiện ở thành phố đến xóm mé sông trao quà. Húc được tặng những hộp bánh thơm nức mũi, ngon lành, thứ bánh mà nó và anh chị em nó cùng lũ trẻ xóm Bè chưa bao giờ được ăn. Người ta tặng thêm cho mấy đứa những chiếc ba lô xinh xinh để đi học. Đêm rằm lung linh trên sông với nhiều đèn lồng, lấp lánh xanh đỏ, rộn ràng cả một khúc sông. Mấy anh em Húc ríu rít về thuyền khoe với ba má. Ba Húc dang tay ôm mấy đứa con, má đứng bên dịu dàng nhìn mấy ba con. Ánh trăng sáng lấp lóa khắp mặt sông, trên thuyền, đầy ắp những tiếng cười.
Xem tiếp
Thơ LÊ HUY HÒAThơ LÊ HUY HÒA
Nhà thơ Lê Huy Hòa sinh năm 1949 ở Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Phó tổng giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội; hiện sống tại quận Hà Đông (Hà Nội). Những tác phẩm thơ chính của ông đã xuất bản: “Trò chơi của ông Trời” (thơ thiếu nhi), “Trái đất ở trong nhà” (thơ thiếu nhi), “Sợi tóc ngả màu”, “Chiều không nhạt nắng”, “Tản mạn chiều đông”. Ngoài thơ, ông còn có các tác phẩm tiểu luận phê bình như: “Những trang đời soi bóng”, “Thơ xứ Thanh”... (Nhà thơ NGUYỄN ĐỨC MẬU chọn và giới thiệu).
Xem tiếp
Người vẽ mắt gheNgười vẽ mắt ghe
Từ biên giới chảy về, dòng sông chia tách thành hai nhánh, tìm đường ra biển lớn. Chỗ sông chẻ thành ngã ba, trong sách sử người xưa gọi tên chữ nghĩa là "Hồi Oa". Ông già bà cả nói, có lẽ do con nước chảy cuộn thành vòng tròn, dù sông mẹ đã chia thành hai dòng nhưng con nước cứ quyến luyến, đi không xa thì lại quay ngược đầu về, rồi lại trở ra đi.
Xem tiếp
Thơ MAI THÌNThơ MAI THÌN
Đọng lại trong thơ Mai Thìn là những dư ba của tiếng vọng. Có tiếng vọng da diết của tuổi thơ; có tiếng vọng khôn nguôi của một thời đạn lửa, nơi mà mỗi tấc đất đều thấm máu cha ông, mỗi cánh rừng xanh lên màu che chở, mỗi dòng sông làm một bản trường ca vang dội, hào hùng; có tiếng vọng của phận người, mẹ già tóc trắng, âm thầm mỏi mòn chờ con, của người lính đã gửi lại một con mắt long lanh giữa biển trời để cùng đồng đội thắp lên giữa đảo...
Xem tiếp
Hương bưởiHương bưởi
Sau Tết cổ truyền năm 1974 vài ngày, tôi được đơn vị cử xuống nắm tình hình địa bàn huyện Kỳ Bình, tại một xã giáp ranh với vùng địch chiếm đóng. Trụ sở xã nằm trong một khu cứ an toàn. Tới nơi, trời chập tối, sau khi xuất trình giấy tờ, đồng chí cán bộ trực ban nói tôi ngồi ghế chờ.
Xem tiếp
Thơ HỒNG THANH QUANGThơ HỒNG THANH QUANG
Nhà thơ Hồng Thanh Quang vốn gắn bó với Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần từ những ngày đầu ra đời (7-1990); phục vụ trong Quân đội gần một phần tư thế kỷ.
Xem tiếp
Chuông gióChuông gió
Về nghỉ hưu được chừng hai tháng thì ông Bình bàn với vợ: “Bà ạ! Tôi tính mình bán căn nhà phố này đi, chia cho các con. Số tiền còn lại mình mua một căn nhà nhỏ ở ngõ nào đó”. Bà vợ ông Bình sau một ngày suy nghĩ thì đồng ý. Thế là vợ chồng ông Bình chuyển đến một căn nhà nhỏ ở khu tập thể số 8.
Xem tiếp
Thơ BÙI VIỆT PHƯƠNGThơ BÙI VIỆT PHƯƠNG
Nhà thơ Bùi Việt Phương sinh năm 1980, hiện sống và làm việc tại Hòa Bình; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình; đã nhận tặng thưởng thơ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Quân đội và nhiều giải thưởng văn học uy tín. Với Bùi Việt Phương, thơ là những phát hiện từ cuộc sống. Người viết phải nghĩ nhiều hơn, tận cảm và dự cảm để đem đến cho người đọc những chiêm nghiệm và dự báo.
Xem tiếp
Sương mờ biên giớiSương mờ biên giới
Tây Nguyên bước vào mùa mưa, mỗi năm mùa mưa mỗi khác. Có năm thì mưa dai dẳng, sụt sùi từ tháng sáu qua đến tháng bảy. Cũng có năm đợi mãi chẳng thấy cơn mưa nào, đến lúc mưa xuất hiện kéo theo bão đến liên tục, dồn dập.
Xem tiếp
Trang thơ Tây NguyênTrang thơ Tây Nguyên
Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần trân trọng giới thiệu tới bạn đọc trang thơ chủ đề Tây Nguyên của các tác giả: Phạm Đức Long, Võ Minh Hạnh, Lê Sơn.
Xem tiếp
go top