Thực tế cho thấy những năm gần đây, nhận thức của một bộ phận công dân trong độ tuổi nhập ngũ về Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) còn hạn chế. Một số ít thanh niên còn biểu hiện thờ ơ, xem nhẹ, cá biệt có trường hợp cố tình trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện NVQS. Bên cạnh đó, trước tác động của mặt trái kinh tế thị trường, một bộ phận thanh niên có tư tưởng hưởng thụ, lười biếng, thiếu trách nhiệm công dân, ngại rèn luyện trong môi trường quân đội. Một khó khăn nữa là, phần lớn công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS sau khi tốt nghiệp THPT, tiếp tục theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc tìm kiếm việc làm xa nhà, đi xuất khẩu lao động, vắng mặt dài ngày. Vì lẽ đó, số lượng nguồn tuyển quân tuy nhiều nhưng là “nguồn ảo” do công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ rất đông... Trong khi một số quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn đe.

leftcenterrightdel
 Đại tá Phí Mạnh Cảnh. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Chính vì vậy mà những sinh viên khá, giỏi đang học ở các trường đại học xin nhập nhập ngũ trở thành tấm gương rất tốt cho thanh niên trong thực hiện NVQS. Tính đến thời điểm hiện tại, 9 tỉnh trên địa bàn Quân khu 2 có 241 công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học, xung phong nhập ngũ, trong đó có một số trường hợp đang học tập, đã xin bảo lưu kết quả để thực hiện NVQS. Theo tôi, cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà trường, tổ chức đoàn cần có các hình thức khích lệ, động viên, biểu dương, đi đôi với việc bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người nhập ngũ. Trường hợp các em sinh viên đã trải qua môi trường quân ngũ, sẽ được quan tâm, ưu tiên trong tuyển chọn, giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp đại học. Các cơ quan chức năng cần sâu sát với từng trường hợp để những sinh viên "xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ" không bị thiệt thòi về quyền lợi.

PGS, TS HOÀNG ĐÌNH PHI, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội: Được nhiều hơn mất

Ở góc độ nhà trường, chúng tôi thấy rằng, khi quyết định tạm dừng việc học để đi bộ đội, các em sinh viên sẽ tạm thời mất đi cơ hội được đi làm sớm, kinh nghiệm chuyên môn có thể ít nhiều hạn chế hơn các bạn cùng khóa. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nhà giáo, tôi rất cảm kích trước suy nghĩ của các em về trách nhiệm công dân với Tổ quốc, cũng như quyết tâm rèn luyện ý chí, phong cách, sức khỏe trước khi lấy bằng đại học. Sau khi quay lại học, bằng bản lĩnh, nghị lực mới, có thể các em còn đạt kết quả học tập cao hơn nữa. Lúc đó, các em đã trưởng thành rất nhiều về mặt xã hội, chín hơn rất nhiều về lý tưởng chọn nghề, khát vọng lập nghiệp. Và như vậy, các em sẽ được nhiều hơn là mất.

leftcenterrightdel
PGS, TS Hoàng Đình Phi. Ảnh do nhà  trường cung cấp. 

Nhà trường sẽ chấp hành nghiêm các chính sách và quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của sinh viên nhập ngũ. Không những thế, chúng tôi sẽ tìm tòi, huy động các nguồn lực để hỗ trợ tốt nhất cho các em quay lại học tập.

MAI PHƯƠNG (ghi)